Đề án tuyển sinh Đại học Luật - Đại Học Huế (HUL) năm 2024
Trường Đại học Luật - Đại học Huế tuyển sinh 1.400 chỉ tiêu, dựa trên 4 phương thức xét tuyển như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT (học bạ)
Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi TN THPT năm 2024
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo phương thức riêng của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Đối tượng
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế Tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), sau đây gọi là Quy chế.
Quy chế
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Trường Đại học Luật, Đại học Huế sẽ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và công bố trên trang thông tin điện tử của Nhà trường và của Đại học Huế trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Điều kiện xét tuyển
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 18 điểm áp dụng đối với tất cả tổ hợp đăng kí xét tuyển, điểm xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng nếu có (làm tròn đến 2 chữ số thập phân).
Quy chế
Điểm xét tuyển bằng tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Cách tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển
Sử dụng kết quả học tập các môn trong tổ hợp môn xét tuyển ở cấp THPT của 3 học kỳ: Học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 để tính điểm xét tuyển. Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) mỗi môn học của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11, học kỳ 1 lớp 12. Điều kiện xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải >=18.0:
ĐXT = (Môn 1 + Môn 2 + Môn 3) + ĐƯT (nếu có)
(Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐƯT: Điểm ưu tiên).
Nếu số thí sinh có cùng mức điểm xét tuyển lớn hơn chỉ tiêu xét tuyển thì ưu tiên xét tuyển các thí sinh có điểm trung bình chung học tập năm học lớp 12 cao hơn. Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả học tập bậc THPT phải xác nhận nhập học theo hình thức và thời gian do Trường ấn định. Trường hợp tuyển sinh theo phương thức này chưa hết chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả của kỳ thi TN THPT năm 2024 và ngược lại.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Đối tượng
- Các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực, tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế hiện hành;
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo các tiêu chí cụ thể như sau:
1. Thí sinh là thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự kỳ thi Olympic quốc tế, thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế.
2. Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, GDCD; thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia. Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển theo Quy chế hiện hành.
Đối với phương thức xét tuyển theo quy định riêng của Trường Đại học Luật, điều kiện nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển là thí sinh đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Tiêu chí 1: Thí sinh thuộc các trường THPT chuyên, THPT năng khiếu, THPT thực hành đạt danh hiệu học sinh giỏi năm học lớp 12;
+ Tiêu chí 2: Thí sinh thuộc các trường THPT có học lực đạt loại giỏi năm học lớp 11 và năm học lớp 12;
+ Tiêu chí 3: Thí sinh có học lực loại khá trong cả 3 năm học THPT trở lên và đáp ứng điều kiện về ngoại ngữ sau:
Tiếng Anh: có chứng chỉ IELTS đạt điểm từ 5,0 trở lên, TOEFL iBT đạt từ 64 điểm trở lên hoặc TOEIC (4 kĩ năng) đạt từ 600 điểm trở lên; chứng chỉ còn thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp tính đến ngày 30/6/2024.
Tiếng Pháp/tiếng Nhật/tiếng Hàn/tiếng Trung: là học sinh lớp 12 chuyên tiếng Pháp/tiếng Nhật/tiếng Hàn/tiếng Trung của các trường THPT chuyên hoặc là học sinh lớp song ngữ có học tiếng Pháp/ tiếng Nhật/tiếng Hàn/tiếng Trung của các trường THPT và điểm trung bình tiếng Pháp/tiếng Nhật/tiếng Hàn/tiếng Trung năm lớp 12 từ 7,5 điểm trở lên.
+ Tiêu chí 4: Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các năm 2022, 2023, 2024 ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, GDCD; thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
+ Tiêu chí 5: Thí sinh tham dự Vòng thi tuần cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" của Đài truyền hình Việt Nam và có học lực loại khá trong cả 3 năm học THPT trở lên.
Tên ngành | Học phí | Chỉ tiêu | Phương thức xét tuyển | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
No data |
Xem điểm của trường Đại học Luật - Đại học Huế các năm Tại đây
Học phí áp dụng với sinh viên chính quy dự kiến mức thu năm học 2024 – 2025 là 14 triệu đồng/năm/sinh viên; mức tăng hàng năm (nếu có) không quá 20% so với mức học phí năm liền kề.
Trường Đại học Luât - Đại học Huế tiền thân là Luật Khoa thuộc Viện Đại học Huế thành lập từ năm 1957, năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, Luật Khoa thuộc Viện Đại học Huế hoàn thành nhiệm vụ đào tạo. Ngày 19/11/1990, Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học Khoa học) ban hành Quyết định số 304/TCCB thành lập Tổ Pháp lý, sau đó đổi tên thành Bộ môn Pháp lý. Đến ngày 26/01/2000, Giám đốc Đại học Huế ban hành Quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Luật thuộc Trường Đại học Khoa học, trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Pháp lý. Cơ cấu khoa Luật gồm ba bộ môn: BM Luật Hành chính - Nhà nước, BM Luật Tư pháp - Dân sự và BM Luật Kinh tế - Quốc tế. Trong quá trình xây dựng, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Luật phát triển ngày càng lớn mạnh.
Để đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực pháp lý có chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước và là tiền đề để cho việc thành lập Trường Đại học Luật sau này, ngày 19 tháng 8 năm 2009, Giám đốc Đại học Huế ban hành Quyết định số 868/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Luật trực thuộc Đại học Huế trên cơ sở tách Khoa Luật từ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; đến ngày 03 tháng 03 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 274/QĐ-TTg chính thức thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế.
Hiện nay, Trường Đại học Luật có 06 phòng chức năng, 05 khoa trực thuộc, 03 trung tâm. Đội ngũ cán bộ có 161 người; 03 phó giáo sư, 26 tiến sĩ, 03 giảng viên cao cấp và 26 giảng viên chính. Số lượng giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước là 35 người. Trường hiện đang tổ chức đào tạo 02 chương trình đại học, 01 chương trình thạc sĩ và 01 chương trình tiến sĩ.