a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng: theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
b) Tổ hợp môn và cách xét tuyển
Tổ hợp xét tuyển M01: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2.
Môn thi năng khiếu 1 (gồm 2 phần): Kể chuyện - Đọc diễn cảm
+ Kể chuyện: Thí sinh tự chuẩn bị câu chuyện và có 5 phút trình bày trước Ban giám khảo.
+ Đọc diễn cảm: Thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên và đọc diễn cảm một đoạn văn xuôi trong một tác phẩm hoặc một câu truyện ngắn hoặc một đoạn thơ do Hội đồng tuyển sinh chuẩn bị. Phần đọc diễn cảm thí sinh có 5 phút chuẩn bị, sau đó trình bày.
=> Điểm thi của môn năng khiếu 1 là trung bình cộng của 2 phần thi trên.
- Môn thi năng khiếu 2 (gồm 2 phần): Hát - Nhạc
+ Phần Hát: Thí sinh thể hiện một bài hát thuộc một trong các chủ đề về: Thiếu nhi, tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước, thầy cô và mái trường. Thời gian trình bày: Không quá 5 phút/1 thí sinh.
+ Phần Nhạc: Thí sinh thực hiện thẩm âm, tiết tấu theo giám khảo: ít nhất 01 mẫu Thẩm âm và 01 mẫu Tiết tấu; ưu tiên cho thí sinh biết sử dụng nhạc cụ.
=> Điểm thi của môn năng khiếu 2 là trung bình cộng của 2 phần thi trên.
Cách xét tuyển
Xét theo tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Điểm xét tuyển = Điểm môn Văn + Điểm NK1 + Điểm NK2 + Điểm ưu tiên (nếu có).
- Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT và một năm kế tiếp.
- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được nhỏ hơn 22,5 điểm thì Điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 3, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT.
- Nếu tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 30) đạt được từ 22,5 thì điểm ưu tiên được áp dụng tại khoản 4, Điều 7 tại Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, cụ thể: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên theo khu vực, đói tượng chính sách.