Điểm thi Tuyển sinh 247

Đề án tuyển sinh Trường Sĩ Quan Không Quân - Hệ Đại học 2024

Đề án tuyển sinh trường Sĩ quan Không quân năm 2024

Trường Sĩ quan Không quân tuyển sinh 185 chỉ tiêu dựa trên 4 phương thức xét tuyển như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT 

Phương thức 2: Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức

Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT

Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2024

Phương thức xét tuyển năm 2024

1
Điểm thi THPT

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2024.

Đối tượng:

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; năm 2024, tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy điểm xét tuyển và có đủ các điều kiện:

-  Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu theo quy định.

-   Đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc trường thuộc nhóm điều chỉnh nguyện vọng.

Đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển:

-   Đào tạo đại học: Thí sinh không được điều chỉnh nguyện vọng sang các trường Quân đội khác và ngược lại.

-    Đào tạo cao đẳng: Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển giữa các trường: Sĩ quan Không quân, Cao đẳng Kỹ thuật quân sự 1 và Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin.

-   Thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng theo thời gian quy định của Bộ GD&ĐT năm 2024.

Tổ chức xét tuyển:

-   Hệ đại học: Chỉ xét tuyển những thí sinh đã qua sơ tuyển, đủ điều kiện xét tuyển. Đăng ký và tổ chức xét tuyển trên Hệ thống Thi tuyển sinh Quốc gia của Bộ GD-ĐT.

-     Cao đẳng kỹ thuật hàng không: Xét tuyển theo phương thức riêng. Những thí sinh đã nộp hồ sơ sơ tuyển, có giấy báo đủ điều kiện xét tuyển, khi có Giấy báo kết quả thi, thí sinh phô tô gửi phiếu kết quả kèm theo hồ sơ xét tuyển về Trường để xét tuyển (hồ sơ xét tuyển sẽ hướng dẫn trong Giấy báo Đủ điều kiện sơ tuyển gửi cho thí sinh).

Tiêu chí phụ:

-   Tiêu chí 1: Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.

-    Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển.

-    Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn Tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.

Thời gian xét tuyển: Thực hiện theo lịch công tác tuyển sinh của Bộ GD&ĐT năm 2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
ƯTXT, XT thẳng

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT (15 % Chỉ tiêu).

Đối tượng:

-  Đối tượng tuyển thẳng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, như sau:

+ Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT.

+ Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng (thí sinh được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài đoạt giải).

-   Đối tượng tuyển thẳng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học. Trường SQKQ không thực hiện xét tuyển thẳng vào đào tạo hệ đại học; chỉ áp dụng xét tuyển thẳng vào đào tạo cao đẳng KTHK:

+ Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.

+ Thí sinh  nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm  tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

+ Tiêu chuẩn:

*   Về học lực, thí sinh đạt các tiêu chuẩn:

Kết quả học tập 3 năm (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt học lực khá trở lên, trong đó điểm tổng kết trung bình môn học năm lớp 12 của 3 môn học theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng phải đạt khá trở lên.

Điểm các bài thi hoặc môn thi xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

*   Về hạnh kiểm (rèn luyện): Xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) các năm học THPT hoặc tương đương của thí sinh phải đạt khá trở lên.

Những thí sinh thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Giám đốc, Hiệu trưởng các trường quy định.

-   Đối tượng ưu tiên xét tuyển theo quy định tại khoản 5, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học (thí sinh được ưu tiên xét tuyển trong năm tốt nghiệp THPT), gồm:

+ Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học nhưng không dùng quyền xét tuyển thẳng, được ưu tiên xét tuyển vào các ngành theo nguyện vọng.

+ Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được ưu tiên xét tuyển theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

-   Đối tượng xét tuyển là HSG bậc THPT theo quy định tại Thông tư tuyển sinh số 31/2023/TT-BQP ngày 12/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 và có một trong các điều kiện sau:

+ Tham gia kỳ thi HSG bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt giải nhất, nhì, ba thuộc một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển của trường dự tuyển hoặc tổ hợp 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của trường dự tuyển (đối với thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi chưa tốt nghiệp trung học phổ thông được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp trung học phổ thông; chỉ bảo lưu đến năm thí sinh học xong lớp 12 và thi đạt tốt nghiệp THPT, những năm sau khi tốt nghiệp THPT không còn giá trị xét tuyển).

+ Có kết quả điểm ngoại ngữ IELTS 5.5 điểm hoặc TOEFL iBT 55 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển).

+ Có kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực quốc tế SAT từ 1.068 điểm trở lên hoặc tổng điểm trung bình bài thi ACT từ 18 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển).

Thí sinh đăng ký xét tuyển, nếu có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định; Giám đốc, Hiệu trưởng các trường xem xét, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng quyết định nhận vào học.

Ngành tuyển, môn đoạt giải được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Trường SQKQ chỉ xét môn Toán đoạt giải học sinh giỏi để đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, áp dụng cho cả hai đối tượng đại học và cao đẳng ở cả hai khối thi A00, A01.

Đăng ký xét tuyển thẳng: Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển tại trường nộp hồ sơ sơ tuyển. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng (hoặc ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT).

-  Hồ sơ sơ tuyển: Hồ sơ đăng ký sơ tuyển, gồm:

+ 03 phiếu đăng ký sơ tuyển

+ 01 phiếu khám sức khỏe

+ 01 bản thẩm tra, xác minh lý lịch

+ 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên (nếu có)

+ 04 ảnh chân dung theo quy định.

Thí sinh đăng ký và làm hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Ban TSQS cấp huyện) nơi thí sinh đăng ký thường trú trước ngày 15/6/2024. Ban TSQS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ban TSQS cấp tỉnh) gửi hồ sơ và danh sách về các trường trước ngày 20/6/2024.

Trường hợp thí sinh đã làm hồ sơ sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT; Ban TSQS cấp tỉnh gửi Danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT về trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển.

Thí sinh không qua sơ tuyển, không có hồ sơ sơ tuyển tại các trường thì không được tham gia xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự các trường trong Quân đội.

-   Đăng ký xét tuyển thẳng

Thí sinh làm 01 bộ hồ sơ xét tuyển thẳng nộp về Ban TSQS cấp huyện (cùng với hồ sơ sơ tuyển) trước ngày 20/6/2024; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ và danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn về các trường thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển trước ngày 30/6/2024.

-   Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (Phụ lục II).

+ Ít nhất một trong các bản photocopy Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia hoặc giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

-   Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại điểm b và kiểm c, Khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (Phụ lục III).

+ Bản photocopy học bạ 3 năm học THPT.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

+ Xác nhận nơi thường trú, thời gian thường trú của Ban TSQS cấp huyện.

+ Thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước, nộp 01 bản sao hợp lệ Bằng tốt nghiệp THPT và Giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm thí sinh dự thi.

+ Thí sinh tốt nghiệp năm 2024, khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nộp 01 bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT về trường đăng ký xét tuyển thẳng trước ngày 25/7/2024.

Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh; sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải để xác nhận nhập học trong thời gian quy định (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh).

-   Đăng ký ưu tiên xét tuyển

Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển phải đăng ký, dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo quy định; phải nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển (cùng với hồ sơ sơ tuyển) tại Ban TSQS cấp huyện trước ngày 20/62024 và phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường nộp hồ sơ theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ đủ tiêu chuẩn về các trường thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển trước ngày 30/6/2024. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm:

+ Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển

+ Ít nhất một trong các bản photocopy Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác.

-   Đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT

Thí sinh đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT phải đăng ký, dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo quy định; phải nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT (cùng với hồ sơ sơ tuyển) tại Ban TSQS cấp huyện trước ngày 20/6/2024 và phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường nộp hồ sơ theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ đủ tiêu chuẩn về các trường thí sinh đăng ký xét tuyển trước ngày 30/6/2024. Hồ sơ gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển diện học sinh giỏi bậc THPT

+ Ít nhất một trong các bản photocopy sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển của trường dự tuyển hoặc chứng nhận kết quả điểm ngoại ngữ hoặc chứng nhận kết quả bài thi đánh giá năng lực quốc tế và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên khác.

+ Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

Xét tuyển:

-  Trường hợp số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT cao hơn chỉ tiêu, các trường thực hiện xét tuyển theo thứ tự:

+ Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng.

+ Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển.

+ Thí sinh đăng ký xét tuyển diện HSG bậc THPT.

-    Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường tuyển theo thứ tự như sau:

+ Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại khoản 1, Điều 8 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD&ĐT.

+ Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại điểm a, Khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD&ĐT.

-   Thí sinh đề nghị ưu tiên xét tuyển, các trường căn cứ vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT của thí sinh để xét tuyển:

+ Thí sinh có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí quy định về ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng của trường tuyển sinh quy định trở lên đến cận điểm tuyển, thì xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi và điểm ưu tiên theo tổ hợp các môn xét tuyển vào trường (theo đăng ký của thí sinh) từ cao trở xuống đến hết chỉ tiêu.

+ Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển từ thí sinh đạt giải cao trở xuống đến hết chỉ tiêu.

-   Xét tuyển HSG bậc THPT

+ Thực hiện như thí sinh diện ưu tiên xét tuyển (quy định tại điểm c, Khoản 5, hướng dẫn này).

+ Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường tuyển theo thứ tự: Tuyển thí sinh đạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) trước, sau đó đến thí sinh có chứng chỉ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế và đến thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Trong trường hợp các thí sinh có cùng điều kiện về điểm xét tuyển, thực hiện như sau:

*    Đối với thí sinh đoạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), tuyển theo thứ tự thí sinh đạt giải cao trở xuống (không phân biệt môn đoạt giải trong tổ hợp xét tuyển).

*   Đối với thí sinh có chứng chỉ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tuyển theo thứ tự thí sinh đạt kết quả cao nhất trở xuống.

-   Đối với xét tuyển thẳng thí sinh thuộc diện quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh.

Điểm xét tuyển là tổng cộng điểm trung bình chung của 3 môn theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Xét tuyển theo phương thức lấy từ thí sinh có tổng số điểm cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu quy định.

Tiêu chí phụ:

-   Đối tượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; ưu tiên xét tuyển và xét tuyển HSG bậc THPT

Trường hợp có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT như nhau, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong năm học THPT lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

-  Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh

Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường, tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

Thời gian xét tuyển: Các trường tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng thí sinh trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2024. Riêng đối tượng ưu tiên xét tuyển và đối tượng HSG bậc THPT các trường báo cáo để xuất điểm trúng tuyển, số lượng, danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 20/7/2024.

3
Điểm ĐGNL HCM

Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức (20 % Chỉ tiêu).

Đối tượng: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; năm 2024, tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để lấy điểm xét tuyển.

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 150 điểm).

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh từ 600 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 1.200 điểm).

Đăng ký xét tuyển: Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển, được trường thông báo đủ điều kiện sơ tuyển, không được chuyển đổi nguyện vọng xét tuyển sang trường khác, ngành khác hoặc tổ hợp xét tuyển khác với hồ sơ sơ tuyển. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển.

-   Hồ sơ sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 mục I Phần 2 của Hướng dẫn này.

-   Hồ sơ đăng ký xét tuyển

+ Phiếu đăng ký xét tuyển (do trường tuyển sinh quy định).

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận điểm Kỳ thi đánh giá năng lực.

+ Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường dự tuyển trước ngày 20/6/2024 (theo dấu bưu điện).

-  Điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển từ kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Quy đổi điểm: Tổng điểm đạt được sau khi quy đổi được tính theo công thức: Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 150) x 30/150 = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 150)/5. Tổng điểm đạt được được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

+ Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên.

+ Điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên.

+ Ví dụ minh họa: Thí sinh có tổng điểm Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là 116 điểm; đối tượng ưu tiên 06 (được cộng 1,0 điểm theo thang điểm 30): khu vực 1 (được cộng 0,75 điểm theo thang điểm 30).

Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = 116/5 = 23,20 điểm. Điểm ưu tiên = [(30 -23,20)/7,5] x (1,0 + 0,75) = 1,57 điểm.

Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên = 23,20 + 1,57

= 24,77 điểm.

-   Điểm xét tuyển từ Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

+ Quy đổi điểm: Tổng điểm đạt được sau khi quy đổi được tính theo công thức: Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 1.200) x 30/1.200 = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 1.200)/40. Tổng điểm đạt được được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

+ Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên.

+ Điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên.

+ Ví dụ minh họa: Thí sinh  tổng điểm Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là 1.016 điểm; đối tượng ưu tiên 06 (được cộng 1,0 điểm theo thang điểm 30): khu vực 1 (được cộng 0,75 điểm theo thang điểm 30).

Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = 1.016/40 = 25,40 điểm. Điểm ưu tiên = [(30 -25,40)/7,5] x (1,0 + 0,75) = 1,07 điểm.

Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên = 25,40 + 1,07

= 26,47 điểm.

-  Nguyên tắc xét tuyển: Thực hiện xét tuyển theo tổng điểm xét tuyển của thí sinh sau khi được quy đổi, xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu.

-   Tiêu chí phụ: Trường hợp có nhiều thí sinh có cùng mức tổng điểm xét tuyển, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

-   Thời gian xét tuyển: Các trường tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng, danh sách thí sinh trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HCM

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
4
Điểm ĐGNL HN

Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức (20 % Chỉ tiêu).

Đối tượng: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; năm 2024, tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để lấy điểm xét tuyển.

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 150 điểm).

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh từ 600 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 1.200 điểm).

Đăng ký xét tuyển: Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển, được trường thông báo đủ điều kiện sơ tuyển, không được chuyển đổi nguyện vọng xét tuyển sang trường khác, ngành khác hoặc tổ hợp xét tuyển khác với hồ sơ sơ tuyển. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển.

-   Hồ sơ sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 mục I Phần 2 của Hướng dẫn này.

-   Hồ sơ đăng ký xét tuyển

+ Phiếu đăng ký xét tuyển (do trường tuyển sinh quy định).

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận điểm Kỳ thi đánh giá năng lực.

+ Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường dự tuyển trước ngày 20/6/2024 (theo dấu bưu điện).

-  Điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển từ kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Quy đổi điểm: Tổng điểm đạt được sau khi quy đổi được tính theo công thức: Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 150) x 30/150 = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 150)/5. Tổng điểm đạt được được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

+ Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên.

+ Điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên.

+ Ví dụ minh họa: Thí sinh có tổng điểm Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là 116 điểm; đối tượng ưu tiên 06 (được cộng 1,0 điểm theo thang điểm 30): khu vực 1 (được cộng 0,75 điểm theo thang điểm 30).

Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = 116/5 = 23,20 điểm. Điểm ưu tiên = [(30 -23,20)/7,5] x (1,0 + 0,75) = 1,57 điểm.

Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên = 23,20 + 1,57

= 24,77 điểm.

-   Điểm xét tuyển từ Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

+ Quy đổi điểm: Tổng điểm đạt được sau khi quy đổi được tính theo công thức: Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 1.200) x 30/1.200 = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 1.200)/40. Tổng điểm đạt được được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

+ Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên.

+ Điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên.

+ Ví dụ minh họa: Thí sinh  tổng điểm Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là 1.016 điểm; đối tượng ưu tiên 06 (được cộng 1,0 điểm theo thang điểm 30): khu vực 1 (được cộng 0,75 điểm theo thang điểm 30).

Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = 1.016/40 = 25,40 điểm. Điểm ưu tiên = [(30 -25,40)/7,5] x (1,0 + 0,75) = 1,07 điểm.

Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên = 25,40 + 1,07

= 26,47 điểm.

-  Nguyên tắc xét tuyển: Thực hiện xét tuyển theo tổng điểm xét tuyển của thí sinh sau khi được quy đổi, xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu.

-   Tiêu chí phụ: Trường hợp có nhiều thí sinh có cùng mức tổng điểm xét tuyển, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

-   Thời gian xét tuyển: Các trường tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng, danh sách thí sinh trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HN

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
5
Điểm học bạ

Xét tuyển dựa vào học bạ THPT (10 % Chỉ tiêu)

 Đối tượng:

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đạt được các điều kiện sau:

+ Có điểm tổng kết chung từng năm học THPT đạt từ 7,0 trở lên.

+ Điểm tổng kết các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường từng năm học đạt từ 7,5 điểm trở lên.

Đăng ký xét tuyển: Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển, được trường thông báo đủ điều kiện sơ tuyển, không được chuyển đổi nguyện vọng xét tuyển sang trường khác, ngành khác hoặc tổ hợp xét tuyển khác với hồ sơ sơ tuyển. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển.

-   Hồ sơ sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 mục I Phần 2 của Hướng dẫn này.

-   Hồ sơ đăng ký xét tuyển

+ Phiếu đăng ký xét tuyển (do trường tuyển sinh quy định).

+ Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

-   Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường dự tuyển trước ngày 20/6/2024 (theo dấu bưu điện).

Điểm xét tuyển

-   Sử dụng điểm tổng kết các môn trong học bạ THPT theo các tổ hợp xét tuyển của từng trường để xét tuyển (thang điểm 30); xét tuyển theo 02 tổ hợp xét tuyển, gồm:

+ Tổ hợp xét tuyển A00 gồm các môn: Môn 1: Toán, Môn 2: Lý, Môn 3: Hoá;

+ Tổ hợp xét tuyển A01 gồm các môn: Môn 1: Toán, Môn 2: Lý, Môn 3: tiếng Anh;

-    Tổng điểm xét tuyển của thí sinh được tính như sau: Tổng điểm xét tuyển là tổng cộng của điểm trung bình tổng kết từng môn trong 3 năm học THPT (theo tổ hợp xét tuyển) cộng với điểm ưu tiên của thí sinh (theo thang điểm 30); điểm trung bình tổng kết từng môn và tổng điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 số thập phân.

-  Ví dụ minh họa:

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa); đối tượng ưu tiên 06 (được cộng 1,0 điểm theo thang điểm 30): khu vực 1 (được cộng 0,75 điểm theo thang điểm 30); có kết quả 3 môn như sau:

 

Môn Toán

Môn Lý

Môn Hóa

Lớp 10

8,20

8,30

8,40

Lớp 11

8,50

8,60

8,70

Lớp 12

8,50

8,50

8,50

+ Điểm TB Môn Toán = (Điểm TB môn Toán năm lớp 10 + Điểm TB môn Toán năm lớp 11 + Điểm TB môn Toán năm lớp 12)/3 = (8,20 + 8,50 + 8,50)/3 = 8,40

+ Điểm TB Môn  = (Điểm TB môn  năm lớp 10 + Điểm TB môn  năm lớp 11 + Điểm TB môn  năm lớp 12)/3 = (8,30 + 8,60 + 8,50)/3 = 8,47

+ Điểm TB Môn Hóa = (Điểm TB môn Hóa năm lớp 10 + Điểm TB môn Hóa năm lớp 11 + Điểm TB môn Hóa năm lớp 12)/3 = (8,40 + 8,70 + 8,50)/3 = 8,53

+ Tổng điểm đạt được = Điểm TB Môn Toán + Điểm TB Môn  + Điểm TB Môn Hóa = 8,40 + 8,47 + 8,53 = 25,40.

+ Điểm ưu tiên = [(30 -25,40/7,5] x (1,0 + 0,75) = 1,07 điểm.

+ Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên = 25,40 + 1,07 = 26,47 điểm.

Nguyên tắc xét tuyển: Căn cứ vào tổng điểm xét tuyển của từng thí sinh và tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển, các thí sinh được xếp loại từ cao xuống thấp; xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu.

Tiêu chí phụ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 28 Thông tư số 31, trong đó sử dụng điểm trung bình tổng kết từng môn trong 3 năm học THPT (theo tổ hợp xét tuyển) thay thế cho điểm thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 làm tiêu chí phụ.

Thời gian xét tuyển: Các trường tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng thí sinh trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn của trường Sĩ quan Không quân các năm Tại đây điểm chuẩn của trường Sĩ quan Không quân các năm Tại đây

Giới thiệu trường

Trường Sĩ Quan Không Quân - Hệ Đại học
Preview
  • Tên trường: Trường Sĩ quan Không quân
  • Tên Tiếng Anh: Air Force Officer School
  • Mã trường: KGH
  • Địa chỉ: Cổng số 3, Đường Biệt thự, Tân Lập, thành phố Nha Trang, Khánh Hoà
  • Website: http://tsqkq.edu.vn

Ngày 20/08/1959, Bộ Quốc phòng ra Nghị định số 427/NĐ thành lập Trường Huấn luyện hàng không (tiền thân của Trường Sĩ quan Không quân) tại sân bay Cát Bi, thành phố Hải Phòng.Tính đến tháng 8 năm 1965, Trường đã hoàn thành 5 khoá đào tạo phi công trên các loại máy bay cánh quạt, trực thăng và vận tải quân sự. Ngoài công tác đào tạo, Trường còn trực tiếp tham gia vận tải đường không cho tuyến vận tải chiến lược 559 và chiến trường Lào (1960 -1962).

Từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 5 năm 1975, Trường sơ tán ra nước ngoài (Trung Quốc) tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo phi công vận tải cánh quạt và đào tạo phi công phản lực chiến đấu MiG-17; đồng thời làm nhiệm vụ bảo quản các loại máy bay dự trữ chiến đấu cho Không quân.Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Trường tiếp quản các sân bay Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang. Hợp nhất các đơn vị: Trung đoàn 910 và Phân hiệu đào tạo sĩ quan Tham mưu (thuộc Trường Không quân), khoa Không quân và Tiểu đoàn kỹ thuật Không quân (thuộc Trường trung cấp kỹ thuật Phòng không-Không quân) thành Trường Đại học Sĩ quan Không quân. Đến tháng 1 năm 1981 Trường được đổi tên thành Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật Không quân.

Trong giai đoạn từ 1975 đến 1994, Trường có nhiệm vụ đào tạo phi công các loại máy bay cánh quạt, trực thăng và phản lực chiến đấu; đào tạo sĩ quan tham mưu, chính trị, kỹ thuật và nhân viên trung cấp kỹ thuật hàng không.Năm 1995, Trường Đại học Sĩ quan Không quân đã liên kết với Học viện Không quân đào tạo phi công quân sự có trình độ đại học (Trường đảm nhiệm giai đoạn đào tạo chuyên ngành và thực hành bay; đào tạo nhân viên kỹ thuật hàng không trình độ cao đẳng. Học viện Không quân đảm nhiệm giai đoạn đào tạo đại học đại cương, một phần chuyên ngành và cấp bằng tốt nghiệp).

Ngày 05/01/2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 03/2006/QĐ-TTg giao nhiệm vụ đào tạo đại học cho Trường Sĩ quan Không quân.

File PDF đề án