Điểm thi Tuyển sinh 247

Đề án tuyển sinh Trường Sĩ Quan Lục Quân 1 - Đại học Trần Quốc Tuấn 2024

Đề án tuyển sinh Trường Sĩ quan Lục quân 1 (TQT Uni) năm 2024

Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển sinh 686 chỉ tiêu dựa trên 4 phương thức xét tuyển như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT

Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT

Phương thức 3: Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do trường ĐH Quốc gia Hà nội và ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Phương thức xét tuyển năm 2024

1
Điểm thi THPT

Xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

1. Đối tượng

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; năm 2024, tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy điểm xét tuyển và có đủ các điều kiện:

- Đã tham gia sơ tuyển, được trường tiếp nhận hồ sơ thông báo đủ điều kiện sơ tuyển.

- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu theo quy định.

- Đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển hoặc trường thuộc nhóm 1.

* Ngành Quân sự cơ sở phải qua sơ tuyển tại Trường Sĩ quan Lục quân 1.

2. Đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển:

Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân thí sinh được được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, ngành đào tạo, tổ hợp xét tuyển trong nhóm 1: Gồm các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, PK-KQ (hệ Chỉ huy tham mưu) và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.

-  Thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng theo thời gian quy định của Bộ GD&ĐT năm 2024.

3. Tổ chức xét tuyển: Thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 31 ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.

4. Tiêu chí phụ

Căn cứ vào tổng điểm thí sinh: gồm tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân; thực hiện xét tuyển thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu.

Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh xét tuyển tổ hợp môn A00, A01 (ngành Chỉ huy tham mưu) có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển. Thí sinh xét tổ hợp C00 (ngành Quân sự cơ sở) có điểm môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, Trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng có tiêu chí 1 như nhau thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh xét tổ hợp A00, A01 (ngành Chỉ huy tham mưu) có điểm môn Vật lý cao hơn sẽ trúng tuyển. Thí sinh xét tổ hợp C00 (ngành Quân sự cơ sở) có điểm môn Sử cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, Trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh xét tổ hợp A00, A01 (ngành Chỉ huy tham mưu) có điểm môn Hoá hoặc môn Tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển. Thí sinh xét tổ hợp C00 (ngành Quân sự cơ sở) có điểm môn Địa lý cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Trường hợp xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Nhà trường báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

5. Thời gian xét tuyển: Thực hiện theo lịch công tác tuyển sinh của Bộ GD&ĐT năm 2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
ƯTXT, XT thẳng

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT

1. Đối tượng

a)  Đối tượng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học (ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

-  Đối tượng tuyển thẳng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, như sau:

+ Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT.

+ Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng (thí sinh được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài đoạt giải).

- Đối tượng tuyển thẳng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, như sau:

+ Đối tượng:

*  Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.

*  Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

+ Tiêu chuẩn:

*  Về học lực, thí sinh đạt các tiêu chuẩn:

Kết quả học tập 3 năm (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt học lực khá trở lên, trong đó điểm tổng kết trung bình môn học năm lớp 12 của 3 môn học theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng phải đạt khá trở lên.

Điểm các bài thi hoặc môn thi xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

*  Về hạnh kiểm (rèn luyện): Xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) các năm học THPT hoặc tương đương của thí sinh phải đạt khá trở lên.

+ Xét tuyển thẳng không quá 3% so với chỉ tiêu. Thí sinh trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức; chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng quy định.

-  Đối tượng ưu tiên xét tuyển theo quy định tại khoản 5, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học (thí sinh được ưu tiên xét tuyển trong năm tốt nghiệp THPT), gồm:

+ Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học nhưng không dùng quyền xét tuyển thẳng, được ưu tiên xét tuyển vào trường theo nguyện vọng.

+ Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được ưu tiên xét tuyển theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

b) Đối tượng xét tuyển là HSG bậc THPT theo quy định tại Thông tư tuyển sinh số 31/2023/TT-BQP ngày 12/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 và có một trong các điều kiện sau:

-   Tham gia kỳ thi HSG bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt giải nhất, nhì, ba thuộc một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển của trường dự tuyển hoặc tổ hợp 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của trường dự tuyển (đối với thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp trung học phổ thông; chỉ bảo lưu đến năm thí sinh học xong lớp 12 và thi đạt tốt nghiệp THPT, những năm sau khi tốt nghiệp THPT không còn giá trị xét tuyển).

-   Có kết quả điểm ngoại ngữ IELTS 5.5 điểm hoặc TOEFL iBT 55 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển).

-   Có kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực quốc tế SAT từ 1.068 điểm trở lên hoặc tổng điểm trung bình bài thi ACT từ 18 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển).

2.  Ngành tuyển, môn đoạt giải được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển:

Ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân, môn đạt giải được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Môn toán.

Ngành Quân sự cơ sở, môn đạt giải được xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Môn Văn.

3. Đăng ký xét tuyển

Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển tại trường nộp hồ sơ sơ tuyển. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng (hoặc ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT).

a) Hồ sơ sơ tuyển

Sử dụng 01 bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển đại học do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng in, phát hành thống nhất trong toàn quốc gồm:

- 03 phiếu đăng ký sơ tuyển (Mẫu ĐK01-A, ĐK01-B, ĐK01-C).

- 01 phiếu khám sức khỏe.

- 01 bản thẩm tra, xác minh lý lịch.

- 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên (nếu có).

- 04 ảnh chân dung theo quy định.

Thí sinh đăng ký và làm hồ sơ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Ban TSQS cấp huyện) nơi thí sinh đăng ký thường trú trước ngày 15/6/2024. Ban TSQS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ban TSQS cấp tỉnh) gửi hồ sơ và danh sách về các trường trước ngày 20/6/2024.

Trường hợp thí sinh đã làm hồ sơ sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT; Ban TSQS cấp tỉnh gửi Danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT về trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển.

Thí sinh không qua sơ tuyển, không có hồ sơ sơ tuyển tại các trường thì không được tham gia xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT vào trường.

b) Đăng ký tổ hợp xét tuyển khi sơ tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng thuộc diện quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh phải đăng ký một tổ hợp xét tuyển trong số các tổ hợp xét tuyển của trường tuyển sinh vào hồ sơ sơ tuyển ngay từ khi sơ tuyển, để làm căn cứ xét tuyển.

c)  Đăng ký xét tuyển thẳng

Thí sinh làm 01 bộ hồ sơ xét tuyển thẳng nộp về Ban TSQS cấp huyện (cùng với hồ sơ sơ tuyển) trước ngày 20/6/2024; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ và danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn về các trường thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển trước ngày 30/6/2024.

-   Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng.

+ Ít nhất một trong các bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia hoặc giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

-  Hồ sơ của thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại điểm b và kiểm c, Khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng.

+ Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

+ Xác nhận nơi thường trú, thời gian thường trú của Ban TSQS cấp huyện.

+ Thí sinh đã tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước, nộp 01 bản sao hợp lệ Bằng tốt nghiệp THPT và Giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm thí sinh dự thi.

+ Thí sinh tốt nghiệp năm 2024, khi có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nộp 01 bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT về trường đăng ký xét tuyển thẳng trước ngày 25/7/2024.

Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh; sau khi có thông báo trúng tuyển của trường, phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải để xác nhận nhập học trong thời gian quy định (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh).

d) Đăng ký ưu tiên xét tuyển

Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển phải đăng ký, dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo quy định; phải nộp hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển (cùng với hồ sơ sơ tuyển) tại Ban TSQS cấp huyện trước ngày 20/6/2024 và phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường nộp hồ sơ theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ đủ tiêu chuẩn về các trường thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển trước ngày 30/6/2024. Hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển gồm:

- Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển.

-  Ít nhất một trong các bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác.

đ) Đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT

Thí sinh đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT phải đăng ký, dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo quy định; phải nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển HSG bậc THPT (cùng với hồ sơ sơ tuyển) tại Ban TSQS cấp huyện trước ngày 20/6/2024 và phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường nộp hồ sơ theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT; Ban TSQS cấp huyện, Ban TSQS cấp tỉnh thẩm định, gửi hồ sơ đủ tiêu chuẩn về trường thí sinh đăng ký xét tuyển trước ngày 30/6/2024. Hồ sơ gồm:

- Phiếu đăng ký xét tuyển diện học sinh giỏi bậc THPT.

- Ít nhất một trong các bản sao hợp lệ sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương) một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển của trường dự tuyển hoặc chứng nhận kết quả điểm ngoại ngữ hoặc chứng nhận kết quả bài thi đánh giá năng lực quốc tế và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên khác.

- Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

- Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

4. Xét tuyển

a) Trường hợp số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT cao hơn chỉ tiêu, thực hiện xét tuyển theo thứ tự:

- Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng.

- Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển.

- Thí sinh đăng ký xét tuyển diện HSG bậc THPT.

b) Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu quy định, tuyển theo thứ tự như sau:

- Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại khoản 1, Điều 8 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD&ĐT.

-  Thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng tại điểm a, Khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Bộ GD&ĐT (tuyển thí sinh thí sinh theo thứ tự: Thí sinh đạt giải quốc tế trước, tiếp theo là thí sinh đạt giải quốc gia).

c) Thí sinh đề nghị ưu tiên xét tuyển, căn cứ vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT của thí sinh để xét tuyển:

- Thí sinh có kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí quy định về ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng của trường tuyển sinh quy định trở lên đến cận điểm tuyển, thì xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi và điểm ưu tiên theo tổ hợp các môn xét tuyển vào trường (theo đăng ký của thí sinh) từ cao trở xuống đến hết chỉ tiêu.

- Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển từ thí sinh đạt giải cao trở xuống đến hết chỉ tiêu.

d)Xét tuyển HSG bậc THPT

-  Thí sinh đăng ký xét tuyển, nếu có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định; Hiệu trưởng Nhà trường xem xét, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng quyết định nhận vào học.

-  Xét tuyển thực hiện như thí sinh diện ưu tiên xét tuyển

-  Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường tuyển theo thứ tự: Tuyển thí sinh đạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) trước, sau đó đến thí sinh có chứng chỉ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế và đến thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Trong trường hợp các thí sinh có cùng điều kiện về điểm xét tuyển, thực hiện như sau:

+ Đối với thí sinh đoạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), tuyển theo thứ tự thí sinh đạt giải cao trở xuống (không phân biệt môn đoạt giải trong tổ hợp xét tuyển).

+ Đối với thí sinh có chứng chỉ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tuyển theo thứ tự thí sinh đạt kết quả cao nhất trở xuống.

đ) Đối với xét tuyển thẳng thí sinh thuộc diện quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh

Điểm xét tuyển là tổng cộng điểm trung bình chung của 3 môn theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cộng với điểm ưu tiên (nếu có). Xét tuyển theo phương thức lấy từ thí sinh có tổng số điểm cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu quy định.

5. Tiêu chí phụ

a) Đối tượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; ưu tiên xét tuyển và xét tuyển HSG bậc THPT

Trường hợp có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT như nhau, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:

-  Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

-  Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển; đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế, thí sinh có kết quả chứng chỉ cao hơn sẽ trúng tuyển.

- Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong năm học THPT lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển; đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế, thí sinh có điểm tổng kết năm học THPT lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

b)  Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh

Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, xét theo các tiêu chí phụ như sau:

- Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

- Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

-  Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường, tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

6. Thời gian xét tuyển

Nhà trường tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng thí sinh trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2024. Riêng đối tượng ưu tiên xét tuyển và đối tượng học sinh giỏi bậc THPT Nhà trường báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng thí sinh trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 20/7/2024.

3
Điểm học bạ

Xét tuyển từ kết quả học bạ

1.Đối tượng

-   Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đạt được các điều kiện sau:

+ Có điểm tổng kết chung từng năm học THPT đạt từ 7,0 trở lên.

+ Điểm tổng kết từng môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường từng năm học đạt từ 7,5 điểm trở lên.

2. Đăng ký xét tuyển

Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển, được trường thông báo đủ điều kiện sơ tuyển, không được chuyển đổi nguyện vọng xét tuyển sang trường khác, ngành khác hoặc tổ hợp xét tuyển khác với hồ sơ sơ tuyển. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển.

a)   Hồ sơ sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 8.2.1.3.

b)   Hồ sơ đăng ký xét tuyển

+ Phiếu đăng ký xét tuyển.

+ Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

+ Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và trường dự tuyển trước ngày 20/6/2024 (theo dấu bưu điện).

3.    Điểm xét tuyển

-    Sử dụng điểm tổng kết các môn trong học bạ THPT theo các tổ hợp xét tuyển trường để xét tuyển (thang điểm 30);

+ Tổ hợp xét tuyển A00 gồm các môn: Môn 1: Toán, Môn 2: Vật lý, Môn 3: Hoá học;

+ Tổ hợp xét tuyển A01 gồm các môn: Môn 1: Toán, Môn 2: Vật lý, Môn 3: Tiếng Anh;

+ Tổ hợp xét tuyển C00 gồm các môn: Môn 1: Ngữ Văn, Môn 2: Lịch sử, Môn 3: Địa lý;

-    Điểm xét tuyển của thí sinh được tính như sau: Điểm xét tuyển là tổng cộng của điểm trung bình tổng kết từng môn trong 3 năm học THPT (theo tổ hợp xét tuyển) cộng với điểm ưu tiên của thí sinh (theo thang điểm 30); điểm trung bình tổng kết từng môn và tổng điểm xét tuyển được làm tròn đến 3 số thập phân.

-   Ví dụ minh họa:

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa); đối tượng ưu tiên 06 (được cộng 1,0 điểm theo thang điểm 30): khu vực 1 (được cộng 0,75 điểm theo thang điểm 30); có kết quả 3 môn như sau:

 

Môn Toán

Môn Lý

Môn Hóa

Lớp 10

8,20

8,30

8,40

Lớp 11

8,50

8,60

8,70

Lớp 12

8,50

8,50

8,50

+ Điểm TB Môn Toán = (Điểm TB môn Toán năm lớp 10 + Điểm TB môn Toán năm lớp 11 + Điểm TB môn Toán năm lớp 12)/3 = (8,20 + 8,50 + 8,50)/3 = 8,400

+ Điểm TB Môn Lý = (Điểm TB môn Lý năm lớp 10 + Điểm TB môn Lý năm lớp 11 + Điểm TB môn Lý năm lớp 12)/3 = (8,30 + 8,60 + 8,50)/3 = 8,467

+ Điểm TB Môn Hóa = (Điểm TB môn Hóa năm lớp 10 + Điểm TB môn Hóa năm lớp 11 + Điểm TB môn Hóa năm lớp 12)/3 = (8,40 + 8,70 + 8,50)/3 = 8,533

+ Tổng điểm đạt được = Điểm TB Môn Toán + Điểm TB Môn Lý + Điểm TB Môn Hóa = 8,400 + 8,467 + 8,533 = 25,400.

+ Điểm ưu tiên = [(30 -25,400/7,5] x (1,0 + 0,75) = 1,073 điểm.

+ Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên = 25,400 + 1,073 = 26,473 điểm.

4. Nguyên tắc xét tuyển

Căn cứ vào tổng điểm xét tuyển của từng thí sinh và tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển, các thí sinh được xếp loại từ cao xuống thấp; xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu.

5. Tiêu chí phụ

Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại sử dụng điểm trung bình tổng kết từng môn trong 3 năm học THPT làm tiêu chí phụ:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh xét tuyển có điểm môn Toán (A00, A01) hoặc môn Ngữ văn (C00) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, Trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng có tiêu chí 1 như nhau thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh có điểm môn Vật lý (A00, A01) hoặc môn Lịch sử (C00) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, Trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh có điểm môn Hoá học (A00) hoặc môn Tiếng Anh (A01) hoặc môn Địa lý (C00) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Trường hợp xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Nhà trường báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

6. Thời gian xét tuyển

Nhà trường tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng, danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
4
Điểm ĐGNL HN

Xét tuyển từ kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực

1. Đối tượng

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.

- Năm 2024, tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để lấy điểm xét tuyển.

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 150 điểm).

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh từ 600 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 1.200 điểm).

2. Đăng ký xét tuyển

Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển, được trường thông báo đủ điều kiện sơ tuyển, không được chuyển đổi nguyện vọng xét tuyển sang trường khác, ngành khác hoặc tổ hợp xét tuyển khác với hồ sơ sơ tuyển. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển.

a) Hồ sơ sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a, mục 8.2.1.3.

b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển

- Phiếu đăng ký xét tuyển.

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận điểm Kỳ thi đánh giá năng lực.

- Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

- Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và trường dự tuyển trước ngày 20/6/2024 (theo dấu bưu điện).

3. Điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển là tổng cộng của điểm quy đổi từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của 2 đại học Quốc gia về thang điểm 30, cộng với điểm ưu tiên của thí sinh (theo thang điểm 30); điểm quy đổi, điểm ưu tiên và điểm xét tuyển được làm tròn đến 3 số thập phân. Phương pháp quy đổi điểm, điểm ưu tiên, điểm xét tuyển như sau:

a) Phương pháp quy đổi điểm từ kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (từ thang điểm 150 về thang điểm 30) và tính điểm xét tuyển

- Điểm quy đổi:

Điểm thi Đánh giá năng lực x 30

=

Điểm thi Đánh giá năng lực

150

5

a) Phương pháp quy đổi điểm từ Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và tính điểm xét tuyển

-   Điểm quy đổi:

Điểm thi Đánh giá năng lực x 30

=

Điểm thi Đánh giá năng lực

1200

40

4. Nguyên tắc xét tuyển

Thực hiện xét tuyển theo điểm xét tuyển của thí sinh sau khi được quy đổi, xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu, không phân biệt kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Tiêu chí phụ

Trường hợp có nhiều thí sinh có cùng mức tổng điểm xét tuyển, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển..

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

6. Thời gian xét tuyển

Nhà trường tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng, danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HN

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
5
Điểm ĐGNL HCM

Xét tuyển từ kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực

1. Đối tượng

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.

- Năm 2024, tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để lấy điểm xét tuyển.

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 150 điểm).

+ Có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh từ 600 điểm trở lên (thang điểm tối đa là 1.200 điểm).

2. Đăng ký xét tuyển

Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển vào trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển, được trường thông báo đủ điều kiện sơ tuyển, không được chuyển đổi nguyện vọng xét tuyển sang trường khác, ngành khác hoặc tổ hợp xét tuyển khác với hồ sơ sơ tuyển. Thí sinh phải có 02 loại hồ sơ: 01 bộ hồ sơ sơ tuyển và 01 bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển.

a) Hồ sơ sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a, mục 8.2.1.3.

b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển

- Phiếu đăng ký xét tuyển.

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận điểm Kỳ thi đánh giá năng lực.

- Bản sao hợp lệ học bạ 3 năm học THPT.

- Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.

- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và trường dự tuyển trước ngày 20/6/2024 (theo dấu bưu điện).

3. Điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển là tổng cộng của điểm quy đổi từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của 2 đại học Quốc gia về thang điểm 30, cộng với điểm ưu tiên của thí sinh (theo thang điểm 30); điểm quy đổi, điểm ưu tiên và điểm xét tuyển được làm tròn đến 3 số thập phân. Phương pháp quy đổi điểm, điểm ưu tiên, điểm xét tuyển như sau:

a) Phương pháp quy đổi điểm từ kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (từ thang điểm 150 về thang điểm 30) và tính điểm xét tuyển

- Điểm quy đổi:

Điểm thi Đánh giá năng lực x 30

=

Điểm thi Đánh giá năng lực

150

5

a) Phương pháp quy đổi điểm từ Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và tính điểm xét tuyển

-   Điểm quy đổi:

Điểm thi Đánh giá năng lực x 30

=

Điểm thi Đánh giá năng lực

1200

40

4. Nguyên tắc xét tuyển

Thực hiện xét tuyển theo điểm xét tuyển của thí sinh sau khi được quy đổi, xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu, không phân biệt kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Tiêu chí phụ

Trường hợp có nhiều thí sinh có cùng mức tổng điểm xét tuyển, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:

+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.

+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển..

Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

6. Thời gian xét tuyển

Nhà trường tổ chức xét tuyển, báo cáo đề xuất điểm trúng tuyển, số lượng, danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển về Ban TSQS Bộ Quốc phòng trước ngày 03/7/2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HCM

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn của Trường Sĩ quan Lục quân 1 các năm Tại đây

Giới thiệu trường

Trường Sĩ Quan Lục Quân 1 - Đại học Trần Quốc Tuấn
Preview
  • Tên trường: Trường Sĩ quan Lục quân 1
  • Tên viết tắt: TQT Uni
  • Tên tiếng Anh: Tran Quoc Tuan University - First Army Academy
  • Mã trường: LAH
  • Địa chỉ: Xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội
  • Website: http://www.sqlq1.edu.vn/Portal/TrangChu.html
  • Fanpage: https://www.facebook.com/saovangLUCQUAN

Ngày 15/4/1945, chấp hành Nghị quyết Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ và Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Trường Quân chính kháng Nhật - tiền thân của Trường Sĩ quan Lục quân 1 ngày nay được thành lập. Sự ra đời của Trường Quân chính kháng Nhật đã đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân sự, chính trị làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Đồng thời, đặt nền móng cho sự nghiệp đào tạo cán bộ quân đội của Đảng sau này. 

Khi mới thành lập, mặc dù nhiệm vụ đào tạo cán bộ phải trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, nhưng chỉ trong khoảng 10 tháng, Nhà trường đã đào tạo được 7 khóa học với hơn 1.500 cán bộ, làm nòng cốt xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945.