Điểm thi Tuyển sinh 247

Mã trường, các ngành Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM 2024

Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM
Preview
  • Tên trường: Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM
  • Mã trường: GTS
  • Tên tiếng anh:  University of Transport Ho Chi Minh City
  • Tên viết tắt: UTH
  • Địa chỉ: Số 2, đường Võ Oanh, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: https://uth.edu.vn/

Ngày 18/05/1988, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện đã ra quyết định số 1252/TCCB-LĐ thành lập “Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng tại chức Giao thông vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh” và sau đó chuyển đổi thành “Trung tâm đại học Hàng hải phía Nam” (quyết định số 968/TCCB-LĐ ngày 14/01/1989).

Trong năm học đầu tiên 1988 -1989, với 20 cán bộ, giảng viên, Trung tâm đã tuyển được 253 sinh viên các ngành Điều khiển tàu biển, Khai thác Máy tàu thủy, Điện tàu thủy, Kinh tế vận tải biển, Cơ giới hóa xếp dỡ, Xây dựng công trình thủy, Sửa chữa máy tàu biển, Đóng tàu thủy cho các hệ chính quy, ngắn hạn, tại chức. Việc khai giảng khóa đào tạo chính quy đầu tiên trên đã đặt cột mốc quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.

Ngày 20/08/1991, Bộ Giao thông vận tải có quyết định số 1665 QĐ/TCCB-LĐ chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Trung tâm đại học Hàng hải phía Nam thành Phân hiệu Đại học Hàng hải trực thuộc trường Đại học Hàng hải. 

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và phát triển các chuyên ngành vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, hàng không của các tỉnh phía Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu – Cần Thơ và Tây Nguyên, Nam Trung bộ đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý ngành giao thông vận tải đủ trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó Phân hiệu Đại học Hàng hải sau 10 năm xây dựng đã trở thành cơ sở đào tạo chính quy, hoạt động tương đối độc lập về tổ chức và tài chính, có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất và nghiên cứu khoa học, quan hệ trong nước và quốc tế rộng rãi.

Sau thẩm định của các cơ quan chức năng, ngày 26/04/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 66/2001/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM trực thuộc Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở Phân hiệu Đại học hàng hải.

Cùng với niềm tin và khát vọng mới, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đã hoạch định chiến lược phát triển đến năm 2030 và quyết tâm thực hiện: hình thành đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành có năng lực để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các dự án, các chương trình quốc gia, hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và các ngành khác ; Chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực đường sắt, giao thông đô thị (monorail, metro, mạng xe điện mặt đất...), quy hoạch và quản lý giao thông đô thị, vận tải logistics trên cơ sở công nghệ hiện đại của thế giới để sớm đưa Trường thực sự trở thành trung tâm khoa học và công nghệ của ngành giao thông vận tải phía Nam; Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho một mạng giao thông vận tải đa phương thức nối kết đô thị, khu vực và quốc tế thông suốt, đồng bộ và hiệu quả ; Đầu tư  hình thành các phòng thí nghiệm cơ bản và các phòng thí nghiệm chuyên ngành với các thiết bị hiện đại có thể thực hiện các thí nghiệm, kiểm định trong nghiên cứu, kiểm tra thử nghiệm các công trình; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tiếp cận khoa học, công nghệ mới tiên tiến của thế giới ; Nghiên cứu và áp dụng phương pháp quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo theo tín chỉ, cải tiến nội dung các môn học theo xu thế tăng cường thực hành, giảm bớt lý thuyết; Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển, gắn chặt với các dịch vụ công nghệ như phòng chống ô nhiễm toàn cầu, cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn, công trình nổi, bảo vệ bờ biển, hải đảo,...

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data