1. Phương thức 2 - Xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế kết hợp với kết quả học tập ở bậc THPT
a) Cách tính điểm xét tuyển theo phương thức 2 (ĐXTPT2):
Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm xét tuyển được tính như sau:
ĐXTPT2 = ĐKQHT × 2 + ĐQDCC + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
ĐKQHT: Điểm quy đổi tương đương giữa kết quả học tập bậc THPT (KQHB) và điểm thi tốt nghiệp THPT theo thang điểm 10, theo quy tắc quy đổi linh hoạt từng khoảng điểm, chi tiết tại Phụ lục 1 - Quy đổi tương đương giữa kết quả học tập bậc THPT (KQHB) và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trong đó kết quả học tập của các năm lớp 10, 11, 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển theo thang điểm 10, điểm môn lớp 12 nhân hệ số thấp nhất là 1 và tối đa là 2; điểm môn lớp 11 nhân hệ số 1, điểm môn lớp 10 nhân hệ số 0.5.
Điểm KQHB tính như sau:
KQHB = (M₁ × 2 + M₂ + M₃) / 1.6
với i = 1, 2, 3 tương ứng với điểm lớp 10, 11, 12
Mᵢ = (Điểm môn i lớp 10 + Điểm môn i lớp 11 + Điểm môn i lớp 12) × 2
Trong đó:
Môn i: là các môn thuộc tổ hợp xét tuyển (riêng các mã xét tuyển ngành/ chương trình đào tạo Thiết kế thời trang, Ngôn ngữ học, Trung Quốc học và các mã xét tuyển ngành/chương trình đào tạo thuộc các nhóm ngành Ngôn ngữ, ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài, Du lịch, Khách sạn, nhà hàng: M₁ quy định là điểm môn Ngữ văn), M₂ và M₃ là điểm 2 môn còn lại thuộc tổ hợp môn xét tuyển.
ĐQDCC: Điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế hoặc giải sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố học sinh đoạt được theo Bảng quy đổi giá trị chứng chỉ quốc tế/giải sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố quốc tế sang thang điểm 10 đã công bố chi tiết tại Thông tin tuyển sinh trình độ đại học năm 2025 của Trường Đại học Công nghệ Hà Nội.
Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.
Điểm chênh lệch giữa các tổ hợp: bằng 0.
b) Quy đổi tương đương điểm trúng tuyển của phương thức 2 và phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo tỷ lệ 1:1.
2. Phương thức 4 - Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức
a) Cách tính điểm xét tuyển (ĐXTPT4):
Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm xét tuyển được tính như sau:
ĐXTPT4 = ĐQĐNL + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
ĐQĐNL: Điểm quy đổi tương đương giữa tổng điểm của bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, theo quy tắc quy đổi linh hoạt từng khoảng điểm, chi tiết tại Phụ lục 2 - Quy đổi tương đương giữa điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.
b) Quy đổi tương đương điểm trúng tuyển của phương thức 4 và phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo tỷ lệ 1:1.
3. Phương thức 5 - Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức
a) Cách tính điểm xét tuyển (ĐXTPT5):
Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Điểm xét tuyển được tính như sau:
ĐXTPT5 = ĐQĐTD + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
ĐQĐTD: Điểm quy đổi tương đương giữa tổng điểm bài thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức và điểm thi tốt nghiệp THPT theo hướng linh hoạt từng khoảng điểm, chi tiết tại Phụ lục 3 - Quy đổi tương đương giữa điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (TSA) và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.
b) Quy đổi tương đương điểm trúng tuyển của phương thức thứ 5 và phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo tỷ lệ 1:1.