Điểm thi Tuyển sinh 247

Đề án tuyển sinh Đại Học Bách Khoa Hà Nội 2025

Đề án tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) 2025

Thông tin tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2025 đã được công bố. Dự kiến, nhà trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh với gần 9.700 chỉ tiêu:

- Phương thức 1: Xét tuyển tài năng (20%)

Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế;

Xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.

- Phương thức 2: Xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (40%)

- Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 (40%)

Ở phương thức xét tuyển tài năng, ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT, xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế và xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.

Ở phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, ĐH Bách khoa Hà Nội giữ nguyên 10 tổ hợp xét tuyển như các năm trước, bổ sung 1 tổ hợp mới K01 (Toán, Ngữ văn, Lý/Hóa/Sinh/Tin), trong đó Toán, Ngữ văn là 2 môn bắt buộc, kết hợp với 1 trong 4 môn trên có nhân hệ số. 

Công thức tính điểm xét tuyển đối với tổ hợp K01 như sau:

Toán x 3 + Ngữ văn x 1 + Lý/Hóa/Sinh/Tin x2.

Các tổ hợp xét tuyển được tính tương đương nhau.  

Theo ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có thể quy đổi thành điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT (tổ hợp A01, D01, D04, D07) và cộng điểm thưởng khi xét tuyển theo phương thức xét tuyển tài năng, xét theo điểm thi đánh giá tư duy.

Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy TSA năm 2025, theo đó sẽ có 03 đợt thi diễn ra vào tháng 1 - 3 - 4 tại hơn 30 điểm thi trên cả nước.

>> Tất cả các thông tin về kỳ thi TSA 2025 các em xem TẠI ĐÂY

Phương thức xét tuyển năm 2025

1
Điểm thi THPT

Đối tượng

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức.

Chỉ tiêu

40% chỉ tiêu xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Điều kiện xét tuyển

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm sàn do ĐHBK Hà Nội quy định (thông báo sau)

Quy chế

Giữ nguyên 10 tổ hợp xét tuyển và môn chính theo các năm trước bao gồm: A00, A01, A02, B00, D01, D04, D07, D26, D28 và D29;

Bổ sung 1 tổ hợp mới K01 bao gồm các môn: Toán, Ngữ văn, Lý/Hóa/Sinh/Tin. Trong đó Toán, Ngữ văn là 2 môn bắt buộc, kết hợp với 1 trong 4 môn Lý hoặc Hóa hoặc Sinh hoặc Tin có nhân hệ số. Công thức tính điểm xét tuyển đối với tổ hợp K01 như sau:

Toán x 3 + Ngữ văn x 1 + Lý/Hóa/Sinh/Tin x2.

Các tổ hợp xét tuyển được tính tương đương nhau. 

Quy định về quy đổi điểm chứng chỉ IELTS (Academic) thành điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D04, D07 và mức điểm thưởng

IELTS 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5  8.0
Điểm quy đổi
(Theo thang điểm 10)
8,50 9,00 9,50 10,00
Điểm thưởng
(Theo thang điểm 100)
1 2 3 4 5 6 7

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2025, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cụ thể như sau:

Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực, hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG Quốc gia các môn văn hóa được xét tuyển thẳng vào các ngành học phù hợp với môn đạt giải.

Thí sinh trong đội tuyển Quốc gia tham dự cuộc thi KHKT Quốc tế hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức được xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với lĩnh vực đề tài đã đăng ký dự thi.

Chỉ tiêu

20% dành cho xét tuyển tài năng

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức ƯTXT, XT thẳng

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
3
Chứng chỉ quốc tế

Đối tượng

 Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên; Có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau: SAT, ACT...

Quy chế

Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (đăng ký xác thực trên hệ thống) có thể quy đổi thành điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT (tổ hợp A01, D01, D04, D07) và cộng điểm thưởng khi xét tuyển theo phương thức Xét tuyển tài năng (diện xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế; xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn, xét tuyển theo điểm thi ĐGTD.

Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh  các chương trình FL1 (Tiếng Anh KHKT và Công nghệ), FL3 (Tiếng Trung KH&CN), ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh hoặc Ngoại ngữ tương đương như sau:

+) Có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên;

+) Có chứng chỉ IELTS (academic) đạt 5.0 trở lên hoặc tương đương;

+) Có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 môn tiếng Anh đạt từ 6.5 điểm trở lên.

Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bao gồm TROY-BA, TROY-IT, FL2 (Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế), ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh như sau:

+) Có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B2 trở lên;

+) Có chứng chỉ IELTS (academic) đạt 5.5 trở lên hoặc tương đương.

IELTS Academic

KNLNNVN

Khung tham chiếu châu Âu

VSTEP

Aptis ESOL

PEIC

PTE Academic

Linguaskill

 
 

5.0

Bậc 3

B1

5.5

B1

Level 2

43 - 58

140 - 159

  

5.5

Bậc 4

B2

6.0-6.5

B2

Level 3

59 - 75

160 - 179

 

6.0

7.0-7.5

 

6.5

8.0

 

7.0

Bậc 5

C1

8.5

C1

Level 4

76 - 84

>180

 

7.5

9.0

 

8.0

9.5 - 10

 

8.5

Bậc 6

C2

 

C2

Level 5

85 - 90

 

 

Cambridge Assessment English

Cambridge English Tests

TOEIC

TOEFL IBT

TOEFL ITP

 

Nghe

Nói

Đọc

Viết

 

B1 Preiminary B1 Business  Preminary

PET (140 - 159)

275 - 395

275-380

120 - 150

120 - 140

30 - 45

450 - 499

 

B2 First/B2 Business Vantage

FCE (160 - 179)

400 - 485

385-450

160 - 170

150 - 170

46 - 93

 

 
 
 

C1 Advanced/ C1 Business Higher

CAE (180 - 199)

490

455

180-200

180 - 200

94 - 114

 

 
 
 

C2 Proficiency

CPE (200 - 230)

 

 

 

 

115-120

 

 
 

 

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Chứng chỉ quốc tế

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
4
Điểm Đánh giá Tư duy

Đối tượng

Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức

Chỉ tiêu

40% chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển điểm thi TSA

Quy chế

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm TSA do ĐHBK Hà Nội quy định (thông báo sau).

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm Đánh giá Tư duy

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
5
Xét tuyển Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn

Đối tượng

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2025, có điểm TBC học tập các môn có điểm số từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một (01) trong những điều kiện sau:

i) Được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba hoặc Khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các Đại học quốc gia, Đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, Tổ hợp trong thời gian học THPT;

ii) Được chọn tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức;

iii) Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên;

iv) Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.

Chỉ tiêu

20% cho phương thức xét tuyển tài năng

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm xét tuyển kết hợp

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn Đại học Bách Khoa Hà Nội các năm Tại đây

Học phí

a. Mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy của ĐHBK Hà Nội được xác định theo từng khóa, ngành/chương trình đào tạo căn cứ chi phí đào tạo, tuân thủ quy định của Nhà nước. Đối với khóa nhập học năm 2024 (K69), học phí của năm học 2024-2025 như sau:

- Các chương trình chuẩn: 24 đến 30 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành); 

- Các chương trình ELITECH: 33 đến 42 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14) có học phí 64 – 67 triệu đồng/năm học;

- Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (FL2): 45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh);

- Các chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (chương trình quốc tế) và liên kết đào tạo quốc tế (đối tác nước ngoài cấp bằng): 24 đến 29 triệu đồng/học kì (riêng chương trình TROY-BA VÀ TROY-IT một năm học có 3 học kỳ)

 

Thông tin khác

a) Chênh lệch điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển theo Điểm thi tốt nghiệp THPT: Đối với ngành/chương trình xét tuyển theo nhiều tổ hợp môn, điểm trúng tuyển theo các tổ hợp là như nhau.
b) ĐHBK Hà Nội không sử dụng mức quy đổi điểm ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Đức) đối với thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 để xét tuyển. Các thí sinh có chứng chỉ tiếng anh cần phải thực hiện xác thực chứng chỉ tiếng anh trên hệ thống của ĐHBK Hà Nội tại địa chỉ https://ts-hn.hust.edu.vn/
c) Điều kiện phụ khi xét tuyển:
- Theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT: Trong trường hợp số thí sinh đạt ngưỡng điểm trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu ngành, các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách sẽ được xét trúng tuyển theo điều kiện phụ sau đây: Tổng điểm ba môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển (không nhân hệ số, không làm tròn);

Giới thiệu trường

Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Preview
  • Tên trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Tên viết tắt: HUST
  • Mã trường: BKA
  • Tên tiếng Anh: Hanoi University of Science and Technology
  • Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Website: https://hust.edu.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/tsdhbk

Ngày 6/3/1956, ông Nguyễn Văn Huyên (Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) ký quyết định thành lập trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 

Ngày 2/12/2022, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội, đánh dấu một mốc chuyển mình quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường.

Đại học Bách khoa Hà Nội có 5 trường trực thuộc gồm:

  • Trường Cơ khí
  • Trường Điện - điện tử
  • Trường Công nghệ thông tin và truyền thông
  • Trường Hóa và Khoa học sự sống
  • Trường Vật liệu.

Những thông tin cần biết

Năm 2025, ĐHBK Hà Nội dự kiến tuyển sinh 65 chương trình đào tạo, trong đó:

* Số lượng chương trình đại trà (chương trình chuẩn): 37 chương trình

* Số lượng chương trình chất lượng cao - Elitech: 23 chương trình, trong đó:

+) Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: 16 chương trình

+) Chương trình có tăng cường ngoại ngữ (Nhật, Pháp): 03 chương trình

+) Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (Nhật, Đức): 04 chương trình

* Số lượng chương trình PFIEV: 02 chương trình

* Số lượng chương trình liên kết đào tạo quốc tế: 03 chương trình

File PDF đề án