Đề án tuyển sinh Đại học Cảnh sát nhân dân năm 2024 đã được công bố. Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh là: 420sinh viên. ĐH Cảnh sát nhân dân tuyển sinh theo 3 phương thức:
1) Phương thức xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả bài thi đánh giá của Bộ Công an.
2) Phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Công an.
3) Phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với kết quả học tập THPT.
Đối tượng
- Chiến sĩ nghĩa vụ Công an tại ngũ.
- Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển.
- Học sinh Trường Văn hóa.
- Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển.
Chỉ tiêu
336 chỉ tiêu (302 nam, 34 nữ) theo từng địa bàn
Điều kiện xét tuyển
Thí sinh đã đạt sơ tuyển, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển về Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, đăng ký nguyện vọng xét tuyển chính thức vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân là nguyện vọng 1, đảm bảo điều kiện dự tuyển theo tổ hợp đăng ký, phân vùng tuyển sinh, đảm bảo ngưỡng đầu vào theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Công an.
Quy chế
1) Điểm xét tuyển
- Điểm xét tuyển là tổng điểm của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (chiếm tỷ lệ 40%) và điểm bài thi đánh giá tuyển sinh của Bộ Công an được quy về thang điểm 30 (chiếm tỷ lệ 60%) làm tròn đến 02 chữ số thập phân cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm thưởng theo quy định của Bộ Công an.
Công thức tính như sau: ĐXT = (M1+M2+M3)*2/5+BTBCA*3/5+ĐC
Trong đó:
2) Nguyên tắc xét tuyển
- Chỉ tiêu trúng tuyển cho từng vùng tuyển sinh, từng nhóm ngành, từng ngành, từng đối tượng, từng mã bài thi CA1, CA2 (nếu có) được xác định trước khi xây dựng phương án điểm xét tuyển (trên cơ sở dữ liệu đăng ký nguyện vọng 1 trên Cổng thông tin tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi trừ đi số thí sinh đã trúng tuyển theo Phương thức 1, Phương thức 2 trong danh sách đăng ký xét tuyển; căn cứ tổng số hồ sơ đăng ký theo mã bài thi CA1, CA2 và tổng số thí sinh đảm bảo ngưỡng đầu vào theo quy định để xác định chỉ tiêu theo từng mã bài thi CA1, CA2. Trường hợp chỉ tiêu trúng tuyển cho từng mã bài thi không tròn thì làm tròn đến hàng đơn vị. Trường hợp một mã bài thi có chỉ tiêu lớn hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 0.5 thì xác định chỉ tiêu cho mã bài thi là 01. Trường hợp chỉ tiêu hai mã bài thi có phần sau thập phân bằng 0.5 thì chỉ tiêu được ưu tiên cho mã bài thi có điểm chuẩn cao hơn).
- Các trường Công an nhân dân nói chung, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân nói riêng tiến hành xây dựng phương án điểm trúng tuyển đối với tổ hợp thí sinh đăng ký và đủ điều kiện dự tuyển có điểm cao nhất của thí sinh theo từng ngành, từng đối tượng, từng mã bài thi, từng vùng tuyển sinh.
3) Quy tắc xét tuyển
- Trong trường hợp số lượng thí sinh cùng một mức điểm xét tuyển, nếu lấy hết sẽ vượt chỉ tiêu phân bổ thì xét trúng tuyển theo thứ tự như sau:
- Trường hợp xét đến hết tiêu chí trên mà vẫn vượt chỉ tiêu, khi thẩm định phương án điểm, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân sẽ báo cáo để Cục Đào tạo phối hợp Cục Tổ chức cán bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ Công an quyết định.
Thời gian xét tuyển
Tổ chức sơ tuyển: 15/3/2024 - 25/5/2024
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Đối tượng
- Chiến sĩ nghĩa vụ Công an tại ngũ.
- Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển.
- Học sinh Trường Văn hóa.
- Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển.
Chỉ tiêu
42 chỉ tiêu (38 nam, 4 nữ) phân chia theo khu vực
Quy chế
1) Nguyên tắc xét tuyển
- Tổ chức xét tuyển sau khi Công an các đơn vị, địa phương hoàn thành nộp hồ sơ dự tuyển và theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2) Quy tắc xét tuyển
- Căn cứ chỉ tiêu được giao, số lượng hồ sơ xét tuyển nộp về, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tổ chức xét tuyển thẳng. Trường hợp nếu lấy hết sẽ vượt chỉ tiêu phân bổ thì xét trúng tuyển theo thứ tự như sau:
- Trường hợp giải được xác định theo loại huy chương vàng, bạc, đồng thì huy chương vàng được xác định tương đương giải nhất, huy chương bạc tương đương giải nhì, huy chương đồng tương đương giải ba.
Thời gian xét tuyển
Tổ chức sơ tuyển : 15/3/2024 - 25/5/2024
Đối tượng
- Chiến sĩ nghĩa vụ Công an tại ngũ.
- Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có quyết định xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng dự tuyển.
- Học sinh Trường Văn hóa.
- Công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển.
Chỉ tiêu
42 chỉ tiêu (38 nam, 4 nữ) phân chia theo từng khu vực
Quy chế
1) Nguyên tắc xét tuyển
- Tổ chức xét tuyển sau khi Công an đơn vị, địa phương hoàn thành nộp hồ sơ dự tuyển và theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xác định số lượng chỉ tiêu:
Căn cứ tỷ lệ thí sinh đủ điều kiện xét tuyển ở từng nhóm chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS Academic, TOEFL iBT, HSK, DELE, DELF, TRKI, tiếng Đức C1, JLPT N1, TOPIK II, CELI) so với tổng số thí sinh đủ điều kiện của Phương thức 2 để xác định chỉ tiêu trúng tuyển cho từng chứng chỉ ngoại ngữ. Trường hợp chỉ tiêu trúng tuyển cho từng chứng chỉ không tròn thì lấy theo phần số nguyên trước, sau đó căn cứ vào tỷ lệ phần dư còn lại để phân phối lần lượt cho từng nhóm chứng chỉ theo tỷ lệ từ cao xuống thấp đảm bảo đủ chỉ tiêu được giao, trường hợp phần nguyên đều không đủ 1 chỉ tiêu được làm tròn lên 1 dẫn đến vượt chỉ tiêu thì xác định chỉ tiêu theo phần thập phân từ cao xuống thấp để lần lượt làm tròn cho đến hết chỉ tiêu.
2) Quy tắc xét tuyển
- Trường hợp nếu lấy hết sẽ vượt chỉ tiêu phân bổ thì xét trúng tuyển theo thứ tự như sau:
Thời gian xét tuyển
Thời gian sơ tuyển: 15/03/2024 - 25/05/2024
Tên ngành | Học phí | Chỉ tiêu | Phương thức xét tuyển | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
No data |
Xem điểm chuẩn Đại học Cảnh sát nhân dân các năm Tại đây
Sinh viên hệ sỹ quan không phải đóng học phí.
Phạm vi tuyển sinh
Theo quy định về phân vùng tuyển sinh của Bộ Công an, phạm vi tuyển sinh của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân được xác định trong khu vực phía Nam (từ thành phố Đà Nẵng trở vào). Cụ thể:
- Vùng 4: Các tỉnh, thành phố Nam Trung Bộ, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.
- Vùng 5: Các tỉnh Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
- Vùng 6: Các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ, gồm: Các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vùng 7: Các tỉnh, thành phố đồng bằng Sông Cửu Long, gồm: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
- Vùng 8 phía Nam: Chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ đóng quân từ thành phố Đà Nẵng trở vào của các đơn vị A09, C01, C10, C11, K01, K02.
Lưu ý: Học sinh Trường Văn hóa đăng ký dự thi, tham gia xét tuyển cùng với thí sinh ở vùng mà Công an địa phương cử vào Trường Văn hóa.
Ngày 24/04/1976, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số 13/QĐ-BNV thành lập Trường Hạ quan Cảnh sát nhân dân II tại miền Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan và bổ túc sĩ quan Cảnh sát nhân dân theo chương trình do Bộ Nội vụ quy định và được coi tương đương như trường Trung học chuyên nghiệp của Nhà nước.
Ngày 01/04/1985, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 99/HĐBT về việc thành lập trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, địa điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tiếp tục nâng cao trình độ cho Công an nhân dân, nhất là lực lượng Cảnh sát nhân dân đủ sức đảm đương nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm. Thực hiện nghị định 99/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, ngày 19/10/1985 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ra quyết định số 124/BNV chuyển trường Trung học cảnh sát nhân dân II thành trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, địa điểm đóng tại huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ thực hành có trình độ đại học và tiếp tục đào tạo một số chuyên ngành thuộc hệ Trung học Cảnh sát nhân dân cho Công an các tỉnh thành phía Nam
Thực hiện Nghị định số 57/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 27/7/1989 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 53/QĐ-BNV chuyển trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II thành Cơ sở phía Nam của trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Cơ cấu của Phân hiệu gồm có 12 Bộ môn và 5 phòng.
Đầu năm 2001 Bộ Công an đã có chủ trương kiện toàn lại hệ thống các trường trong lực lượng CAND, thành lập các Học viện ANND, CSND theo đó Phân hiệu Đại học CSND được chuyển thành Phân hiệu Học viện CSND. Ngày 2/10/2001 Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 970/2001/QĐ-BCA (X13) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phân hiệu Học viện CSND. Quyết định chỉ rõ: “Phân hiệu Học viện CSND thuộc Học viện CSND là cơ sở đào tạo cán bộ Cảnh sát nhân dân có trình độ đại học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng cảnh sát nhân dân; và là cơ sở nghiên cứu khoa học của Học viện CSND; Quy mô đào tạo: 2.500 học viên; Địa điểm: Đặt tại phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Phân hiệu Học viện do 1 Phó Giám đốc Học viện CSND làm Phân Hiệu trưởng phụ trách, có 3 Phó Phân hiệu trưởng giúp việc; Tổ chức bộ máy của Phân hiệu Học viện CSND gồm có 7 Bộ môn, 7 Khoa nghiệp vụ, 8 Phòng và 1 Trung tâm. Phân hiệu Học viện CSND là đơn vị dự toán kinh phí cấp II và có con dấu riêng.
Nhằm triển khai Quyết định số 152 của Thủ tướng Chính phủ, sớm đưa hoạt động của Trường Đại học CSND vào kỷ cương nề nếp, ngày 5/11/2003 Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 830/2003/QĐ-BCA (X13) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Đại học CSND. Theo đó cơ cấu bộ máy tổ chức của trường gồm Ban giám hiệu, 7 bộ môn, 8 khoa nghiệp vụ, 7 phòng và 2 Trung tâmNgày 5/12/2005, Đoàn cán bộ liên ngành : Đại diện Văn phòng Chính phủ; Đại diện Bộ Giáo dục và đào tạo; Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, đã tổ chức thẩm định Đề án đăng ký đào tạo thạc sĩ của trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Kết thúc đợt thẩm định, đoàn đã đề nghị trường hoàn thiện Đề án đăng ký đào tạo thạc sĩ để Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ ký quyết định giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ cho trường Đại học CSND.
Để có điều kiện đảm nhận chỉ tiêu đào tạo trong những năm tới với lưu lượng 3.500 sinh viên, nhà trường đề xuất Bộ Công an cho liên hệ xin đất để xây dựng Trường Đại Học CSND tại địa điểm mới. Với sự nỗ lực tích cực và tinh thần trách nhiệm cao, các đồng chí cán bộ được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ đã làm việc có hiệu quả với cơ quan hữu quan. Ngày 24/2/2003 Ban quản lý khu Nam đã ký Văn bản số 71/CV-BQL chấp thuận địa điểm xây dựng Trường Đại học CSND với diện tích 18 ha ở khu đại học phía Đông (khu số 3) thuộc phường Tân Phong, quận 7, T/P Hồ Chí Minh. căn cứ Thông báo số 2622/H11(H16) của Tổng cục Hậu cần CAND về ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Tính, đồng chí Hiệu trưởng ký Quyết định số 734/QĐ-ĐHCS (HC) ngày 14/10/2003 thành lập Ban quản lý dự án xây dựng trường tại quận 7 TP Hồ Chí Minh.
Ngày 25/12/2006 Bộ trưởng bộ Công an đã có quyết định số 2008/2006/QĐ-BCA(X13) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký thay thế quyết định số 830/2003/QĐ-BCA(X13) là một dấu mốc quan trọng trên bước đường xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học CSND.
Ngày 18 tháng 11 năm 2015, Bộ Trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 6491/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Đại học CSND. Quyết định này thay thế Quyết định số 2008/2006/QĐ-BCA(X13) ngày 25/12/2006.
Ngày 24/3/2020, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết Định số 2059/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Đại học CSND. Quyết định này thay thế Quyết định số 6491/QĐ-BCA ngày 18/11/2015 của Bộ Trưởng Bộ Công an.