Điểm thi Tuyển sinh 247

Trường Đại Học Hà Nội

Thông tin tuyển sinh của Đại học Hà Nội (HANU) năm 2025

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cho biết, trong 10 năm trở lại đây, nhà trường luôn duy trì ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp

Phương thức 3: Xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Quan điểm của nhà trường sẽ cố gắng duy trì 3 phương thức này, nếu có thay đổi chăng nữa, trong mỗi phương thức sẽ có thêm, bớt các tiêu chí.

Trên đây là thông tin tuyển sinh mới nhất năm 2025 của Trường Đại học Hà Nội, đề án tuyển sinh năm 2025 vẫn chưa được nhà trường công bố. Các em học sinh tham khảo đề án tuyển sinh 2024 của trường được đăng tải bên dưới.

Phương thức xét tuyển

1
Điểm thi THPT

Đối tượng

- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Hà Nội theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024:

TT

 

Trình độ đào tạo

 

Mã ngành/ nhóm ngành xét tuyển

 

 

 

Tên ngành xét tuyển

Chỉ tiêu

Tổ hợp xét tuyển 1

Tổ hợp xét tuyển 2

Phương thức xét theo điểm thi TN THPT 2024

Tổ hợp môn

 

Môn chính

Tổ hợp môn

 

Môn chính

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1.

Đại học

7340101

Quản trị kinh doanh

50

D01

N1

 

 

2.

Đại học

7340115

Marketing

38

D01

N1

 

 

3.

Đại học

7340201

Tài chính - Ngân hàng

50

D01

N1

 

 

4.

Đại học

7340301

Kế toán

50

D01

N1

 

 

5.

Đại học

7340205

Công nghệ tài chính

38

A01

 

D01

 

6.

Đại học

7480201

Công nghệ thông tin

90

A01

 

D01

 

7.

Đại học

7480201 TT

Công nghệ thông tin - CTTT

60

A01

 

D01

 

8.

Đại học

7220201

Ngôn ngữ Anh

150

D01

N1

 

 

9.

Đại học

7220201 TT

Ngôn ngữ Anh - CTTT

38

D01

N1

 

 

10.

Đại học

7220202

Ngôn ngữ Nga

75

D01

N1

D02

N2

11.

Đại học

7220203

Ngôn ngữ Pháp

68

D01

N1

D03

N3

12.

Đại học

7220204

Ngôn ngữ Trung Quốc

100

D01

N1

D04

N4

13.

Đại học

7220204 TT

Ngôn ngữ Trung Quốc - CTTT

50

D01

N1

D04

N4

14.

Đại học

7220205

Ngôn ngữ Đức

70

D01

N1

D05

N5

15.

Đại học

7220206

Ngôn ngữ Tây Ban Nha

50

D01

N1

 

 

16.

Đại học

7220207

Ngôn ngữ Bồ Đào Nha

38

D01

N1

 

 

17.

Đại học

7220208

Ngôn ngữ Italia

38

D01

N1

 

 

18.

Đại học

7220208 TT

Ngôn ngữ Italia - CTTT

38

D01

N1

 

 

19.

Đại học

7220209

Ngôn ngữ Nhật

88

D01

N1

D06

N6

20.

Đại học

7220210

Ngôn ngữ Hàn Quốc

88

D01

N1

DD2

N7

21.

Đại học

7310111

Nghiên cứu phát triển

30

D01

N1

 

 

22.

Đại học

7310601

Quốc tế học

63

D01

N1

 

 

23.

Đại học

7320104

Truyền thông đa phương tiện

45

D01

 

 

 

24.

Đại học

7320109

Truyền thông doanh nghiệp

38

D01

N1

D03

N3

25.

Đại học

7810103

Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành

38

D01

N1

 

 

26.

Đại học

7810103 TT

Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành - CTTT

38

D01

N1

 

 

Tổ hợp xét tuyển: D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh), D02 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Nga), D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp), D04 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung Quốc), D05 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Đức), D06 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Nhật), DD2 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Hàn Quốc), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).

Điều kiện xét tuyển

Thí sinh có tổng điểm 03 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 16 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).

Quy chế

- Tổng điểm để xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có), xếp từ cao xuống thấp. Xét tuyển nhiều đợt cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành, theo nguyên tắc từ cao xuống thấp. Cụ thể cách xác định tổng điểm để xét tuyển như sau:

+ Đối với tất cả các ngành: điểm Toán + điểm Ngữ văn + (điểm Ngoại ngữ x 2) + (điểm ưu tiên x 4/3).

+ Đối với các ngành: Công nghệ tài chính, Công nghệ thông tin và Công nghệ thông tin – CTTT: điểm Toán + điểm Ngoại ngữ (hệ số 1) + điểm Vật lý + điểm ưu tiên (hệ số 1).

+ Đối với ngành Truyền thông đa phương tiện: điểm Toán + điểm Ngoại ngữ (hệ số 1) + điểm Ngữ văn + điểm ưu tiên (hệ số 1)

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
Điểm học bạ

Đối tượng

Thí sinh là học sinh các lớp chuyên, lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;

(2) Điểm trung bình chung học kỳ môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT đạt từ 7.0 (trừ HK2 lớp 12);

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7.0;

- Điểm xét tuyển = Điểm TBC môn ngoại ngữ 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12) + Điểm TBC 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12) + Điểm Ưu tiên quy đổi (nếu có).

Thí sinh thuộc các đối tượng sau:

+ Giải Nhất-Nhì-Ba cấp tỉnh/thành phố: mã 502.

+ Thành viên đội tuyển HSG cấp Quốc gia: mã 503.

+ Tham dự cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức: mã 504.

+ Tham dự Vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam: 505.

Thí sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp Quốc gia năm học 2022-2023 hoặc năm học 2023-2024 hoặc đạt giải Nhất-Nhì-Ba cấp tỉnh/thành phố năm học 2023-2024 hoặc thí sinh tham gia cuộc thi KHKT cấp Quốc gia năm học 2023-2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoặc tham gia Vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm học 2023-2024 của Đài truyền hình Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;

(2) Điểm trung bình chung học kỳ môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT đạt từ 7.0 (trừ HK2 lớp 12);

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7.0;

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
3
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được quy định tại Điều 14, Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Trường Đại học Hà Nội ban hành theo Quyết định số 428/QĐ-ĐHHN ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.

4
Chứng chỉ quốc tế

Quy chế

Thí sinh là học sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc chứng chỉ năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;

(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 và có kết quả thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt từ 1100/1600 điểm trở lên và còn thời hạn tính đến ngày nộp hồ sơ; hoặc có kết quả thi ACT (American College Testing, Hoa Kỳ) đạt từ 24/36 điểm trở lên và còn thời hạn; hoặc có chứng chỉ A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Vương quốc Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK) sử dụng kết quả 03 môn để thay thế cho 03 môn xét tuyển của ngành học đăng ký, mức điểm mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUMrange ≥ 60).

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Chứng chỉ quốc tế

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
5
Điểm ĐGNL HCM

Đối tượng

Thí sinh là học sinh THPT có kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đạt từ 850/1200 và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;

(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HCM

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
6
Điểm ĐGNL HN

Đối tượng

Thí sinh là học sinh THPT có kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 105/150 và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;

(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HN

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
7
Điểm Đánh giá Tư duy

Đối tượng

Thí sinh là học sinh THPT có kết quả đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội từ 21/30 (tổ chức trong năm học 2023 – 2024) và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;

(2) Điểm trung bình chung học kì môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT (trừ học kì 2 lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên;

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7,0 trở lên.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm Đánh giá Tư duy

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
8
Điểm xét tuyển kết hợp

Quy chế

Thí sinh là học sinh THPT có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (xem tại Phụ lục 4) hoặc Chứng chỉ năng lực tiếng Anh theo Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam và đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Tốt nghiệp THPT năm 2024;

(2) Điểm trung bình chung học kỳ môn ngoại ngữ của 05 học kì bậc THPT đạt từ 7.0 (trừ HK2 lớp 12);

(3) Điểm trung bình chung 05 học kì bậc THPT (HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 đạt từ 7.0.

- Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi + TBC(HK1L10 + HK2L10 + HK1L11 + HK2L11 + HK1L12)/5 + Điểm Ưu tiên quy đổi (nếu có). Điểm quy đổi theo Phụ lục 4

Lưu ý: Thí sinh xét tuyển bằng chứng chỉ năng lực ngoại ngữ khác tiếng Anh chỉ được đăng ký nguyện vọng vào ngành ngôn ngữ tương ứng được ghi trên chứng chỉ. Với thí sinh có chứng chỉ tiếng Pháp theo quy định, có thể đăng ký nguyện vọng vào ngành Ngôn ngữ Pháp và ngành Truyền thông doanh nghiệp (dạy bằng tiếng Pháp).

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm xét tuyển kết hợp

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn Đại học Hà Nội các năm Tại đây

Học phí

Học phí áp dụng đối với sinh viên hình thức đào tạo chính quy khóa 2024, cụ thể như sau:

-  Nhóm dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ

+ Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương: 720.000 đ/tín chỉ.

+ Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, dự án TN, thực tập và khóa luận tốt nghiệp:

  • 820.000 đ/tín chỉ (với ngành Truyền thông doanh nghiệp dạy bằng tiếng Pháp).
  • 880.000 đ/tín chỉ (với các ngành dạy bằng tiếng Anh).
  • 1.030.000 đ/tín chỉ (với ngành Công nghệ tài chính)
  • 1.740.000 đ/tín chỉ (với CTĐT tiên tiến các ngành: Công nghệ thông tin và Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành dạy bằng tiếng Anh).

-  Nhóm ngành Ngôn ngữ:

+ Các học phần của CTĐT tiêu chuẩn và các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở ngành (dạy bằng tiếng Việt) của CTĐT tiên tiến: 720.000 đ/tín chỉ.

+ Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành (dạy bằng ngoại ngữ), ngành, chuyên ngành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp của CTĐT tiên tiến:

  • 1.140.000 đ/tín chỉ (với ngành Ngôn ngữ Italia).
  • 1.400.000 đ/tín chỉ (với ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc).

Ghi chú: Mức học phí được điều chỉnh từng năm học theo lộ trình điều chỉnh học phí của Chính phủ và tùy thuộc tình hình thực tế với mức tăng không quá 15%/năm học (Thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ).

Giới thiệu trường

Trường Đại Học Hà Nội
Preview
  • Tên trường: Đại học Hà Nội
  • Tên viết tắt: HANU
  • Tên tiếng Anh: Hanoi University
  • Địa chỉ: Km9, đường Nguyễn Trãi, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
  • Website: https://www.hanu.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/daihochanoi/

Trường Đại học Hà Nội đã trải qua 60 năm hình thành và phát triển, trong 60 năm đó Nhà trường đã có một số lần được đổi tên, mỗi sự kiện ấy đều gắn với những thăng trầm và bối cảnh lịch sử xã hội theo từng thời kỳ như: Trường Ngoại ngữ (1959-1960), Trường Bổ túc Ngoại ngữ (1960-1967), Trường Đại học Ngoại ngữ (1967-1978), Trường Cao đẳng Bổ túc Ngoại ngữ (1978-1984), Trường Đại học Ngoại ngữ (1984-2006) và từ 2006 đến nay là Trường Đại học Hà Nội. 60 năm chưa phải là một lịch sử dài lâu nhưng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên, từ một trường bổ túc ngoại ngữ với 2 chương trình Trung văn và Nga văn, Trường Đại học Hà Nội đã trở thành một trường đại học đa ngành với 20 ngành, 48 chương trình đào tạo ở cả 3 trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, tiên phong tại Việt Nam trong hoạt động dạy và học hoàn toàn bằng ngoại ngữ.