Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) năm 2025
Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm truyền thông Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cho biết năm 2025, trường dự kiến có các phương thức xét tuyển như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT
Phương thức 2: Xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM
Phương thức 3: Các phương thức khác trong giai đoạn xét tuyển sớm.
Tuy nhiên, trường sẽ công bố cụ thể phương thức sau khi có quy chế chính thức của Bộ GD-ĐT. Các em tham khảo chi tiết thông tin tuyển sinh các phương thức của trường năm trước phía dưới.
Đối tượng
- Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam, hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương, tính đến thời điểm xét tuyển.
- Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật được dự tuyển vào các ngành thuộc nhóm ngành của ngành nghề đã tốt nghiệp trung cấp.
Điều kiện xét tuyển
+ Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
+ Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Quy chế
1) Điểm xét tuyển
Điểm xét tuyển là Tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp môn xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non hiện hành) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân
2) Nguyên tắc xét tuyển
Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu
Thời gian xét tuyển
Lịch tuyển sinh: Theo lịch chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Đối tượng
- Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam, hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương, tính đến thời điểm xét tuyển.
- Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật được dự tuyển vào các ngành thuộc nhóm ngành của ngành nghề đã tốt nghiệp trung cấp.
Chỉ tiêu
1) Phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn: 30%
2) Phương thức xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ: 40%
Điều kiện xét tuyển
1) Phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn
- Tổng điểm trung bình năm lớp 12 các môn dùng trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18.0 điểm trở lên
2) Phương thức xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ
Tổng điểm trung bình 03 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12) đạt từ 18.0 điểm trở lên
Quy chế
1) Điểm xét tuyển
1.1) Phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn
Điểm xét tuyển là Tổng điểm trung bình năm lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 10) và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực của Quy chế tuyển sinh hiện hành và được làm tròn đến hai chữ số thập phân
Ví dụ: Nếu thí sinh xét tuyển học bạ vào Đại học ngành Kế toán (7340301) với tổ hợp môn A01 (Toán - Lý - Tiếng Anh), cách tính điểm như sau:
(Điểm trung bình môn Toán lớp 12 + Điểm trung bình môn Lý lớp 12 + Điểm trung bình môn Tiếng Anh lớp 12) + Điểm ưu tiên
1.2) Phương thức xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ
Điểm xét tuyển là Tổng điểm trung bình 03 học kỳ (theo thang điểm 10) và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực của Quy chế tuyển sinh hiện hành. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
Điểm xét tuyển = (Điểm TB HK1 lớp 11 + Điểm TB HK2 lớp 11 + Điểm TB HK1 lớp 12) + Điểm ưu tiên.
2) Hồ sơ xét tuyển
2.1) Phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn
- Đơn xét tuyển học bạ lớp 12, (theo mẫu của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh)
- Bản photo công chứng học bạ THPT.
- Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời.
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
2.2) Phương thức xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ
- Đơn xét tuyển học bạ, (theo mẫu của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh)
- Bản photo công chứng học bạ THPT.
- Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời.
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Thời gian xét tuyển
UEF dự kiến nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ 15/1
Lịch tuyển sinh:
Đợt 1: 15/1 - 31/3/2024
Đợt 2: 1/4 - 31/5/2024
Đợt 3: 1/6 - 15/6/2024
Đợt 4: 16/6 - 30/6/2024
Đợt 5: 1/7 - 15/7/2024
Đợt 6: 16/7 - 31/7/2024
Đợt 7: 1/8 - 15/8/2024
Đợt 8: 16/8 - 31/8/2024
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Đối tượng
- Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam, hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương, tính đến thời điểm xét tuyển.
- Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật được dự tuyển vào các ngành thuộc nhóm ngành của ngành nghề đã tốt nghiệp trung cấp.
Chỉ tiêu
Phương thức xét tuyển theo Kết quả đánh giá năng lực 2024 của Đại học Quốc gia TP.HCM: 5%
Điều kiện xét tuyển
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP.HCM năm 2024, đạt mức điểm UEF quy định.
Quy chế
1) Điểm xét tuyển
Tổng điểm bài thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TP.HCM (theo thang điểm 1.200) và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực của Quy chế tuyển sinh hiện hành. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
2) Hồ sơ xét tuyển
- Đơn đăng ký xét tuyển, theo mẫu của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.
- Bản photo công chứng Giấy chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia TP.HCM.
- Bản photo công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
3) Nguyên tắc xét tuyển
Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 03 nguyện vọng xét tuyển
4) Cách thức nộp hồ sơ
- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và phí dự xét tuyển qua đường bưu điện theo hình thức:
- Lệ phí tuyển sinh: 30.000 đồng/ hồ sơ.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HCM
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Tên ngành | Học phí | Chỉ tiêu | Phương thức xét tuyển | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
No data |
Xem điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh các năm Tại đây
1. Học phí Chương trình đào tạo đại học chính quy (do UEF cấp bằng):
- Học phí được xây dựng trên cơ sở học chế tín chỉ. Học phí thu vào đầu mỗi học kỳ, phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ đó. Một năm có 4 học kỳ.
- Học phí bình quân khoảng: 20 - 22 triệu đồng/học kỳ (Học phí đã bao gồm 6 cấp độ tiếng Anh). Sinh viên khi nhập học có chứng chỉ IELTS từ 5.0 đến <5.5 hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương được miễn học 3 cấp độ tiếng Anh đầu khoảng 29.4 triệu đồng; từ 5.5 trở lên được miễn học 4 cấp độ tiếng Anh đầu khoảng 39.2 triệu đồng.
- Mức học phí này sẽ ổn định trong suốt năm học và có thể thay đổi vào năm tiếp theo nhưng không quá 6 %/năm.
2. Học phí Chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế do Trường Đại học Gloucestershire (Vương quốc Anh) cấp bằng.
Học phí bình quân khoảng: 55 triệu đồng/học kỳ (bao gồm học phí 7 cấp độ tiếng Anh khoảng 68 triệu đồng).
3. Học phí Chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế do Trường Đại học KeuKa (Hoa Kỳ) cấp bằng.
Học phí bình quân khoảng: 55 triệu đồng/học kỳ (bao gồm học phí 5 cấp độ tiếng Anh khoảng 50 triệu đồng).
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Economics and Finance - UEF) thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2007 theo quyết định số 1272/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. UEF theo đuổi mục tiêu là đại học hàng đầu Việt Nam và hướng tới chuẩn mực đào tạo quốc tế gắn liền triết lý Giáo dục toàn diện - Học tập suốt đời.
Với mục tiêu nhất quán, UEF hướng tới tiêu chuẩn giáo dục đại học kết hợp tinh hoa giáo dục đại học quốc tế cùng chuyển biến kinh tế trong bối cảnh hội nhập, đào tạo chuyên sâu về Kinh tế Tài chính đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Đảm bảo yếu tố đầu ra chất lượng đòi hỏi đội ngũ giảng viên của UEF phải được chọn lọc theo các chuẩn mực: tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, nhuần nhuyễn trong phương pháp, thân thiện và gần gũi với sinh viên. Môi trường làm việc năng động và mang đậm tính nhân văn tại UEF là động lực quan trọng để các thầy cô tận tâm dìu dắt sinh viên trưởng thành và phát triển.