Điểm thi Tuyển sinh 247

Đề án tuyển sinh Trường Đại Học Luật Hà Nội 2025

Thông tin tuyển sinh Đại học Luật Hà Nội (HLU) năm 2025

Năm 2025, Trường ĐH Luật Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu tại trụ sở chính theo các phương thức sau đây:

(1) Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển các thí sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(2) Xét tuyển đối với các thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức.

(3) Xét tuyển theo phương thức dựa trên kết quả học tập của bậc THPT năm 2025 (kết quả học tập cả năm lớp 10, lớp 11, lớp 12) theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành (xét học bạ), trong đó có xem xét quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

(4) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành. Trong đó có xem xét quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Trường ĐH Luật Hà Nội dự kiến xây dựng và ban hành Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật, Chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Luật Kinh tế

Đề án tuyển sinh năm 2025 của trường Đại học Luật Hà Nội chưa được công bố. Dưới đây là thông tin tuyển sinh của Trường năm 2025 và chi tiết đề án tuyển sinh năm 2024.

Phương thức xét tuyển năm 2024

1
Điểm thi THPT

Đối tượng

* Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:
- Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;
- Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

Điều kiện xét tuyển

Thí sinh phải đạt ngưỡng đầu vào đúng theo quy đinh. Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ngưỡng đầu vào được xác định như sau:
+ Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại trụ sở chính của Trường:
Tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển C00 đạt ≥ 20.00 điểm, các tổ hợp khác đạt ≥ 18.00 điểm (không tính điểm ưu tiên). Ngoài ra, đối với ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh ≥ 7.00 điểm.
+ Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại phân hiệu của Trường tại tỉnh Đắk Lắk: Tổng điểm của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt ≥ 15.00 điểm (không tính điểm ưu tiên)

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

Quy chế

Điểm xét tuyển bằng tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên, điểm khuyến khích (nếu có).
- Đối với điểm ưu tiên: quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh (Điều 7, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Đối với điểm khuyến khích: Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng một lần cộng điểm khuyến khích cao nhất để tính vào điểm xét tuyển:
+ Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế được cộng 1.0 điểm;
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba (Huy chương Vàng, Bạc, Đồng) tại Cuộc thi Sáng chế và Phát minh quốc tế hoặc các cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử tham gia/công nhận được cộng điểm khuyến khích theo cấp đạt giải như sau: giải Nhất được cộng 1.5 điểm, giải Nhì được cộng 1.25 điểm, giải Ba được cộng 1.0 điểm;
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn học trong chương trình THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được cộng điểm khuyến khích theo cấp đạt giải như sau: giải Nhất được cộng 1.5 điểm, giải Nhì được cộng 1.25 điểm, giải Ba được cộng 1.0 điểm;
+ Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba (Huy chương Vàng, Bạc, Đồng), được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận, tại các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được cộng
điểm khuyến khích theo cấp đạt giải như sau: giải Nhất được cộng 1.5 điểm, giải Nhì được cộng 1.25 điểm, giải Ba được cộng 1.0 điểm;
+ Thí sinh đạt Nhất, Nhì, Ba (Huy chương Vàng, Bạc, Đồng), được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận, tại các cuộc thi về nghệ thuật quốc tế/quốc gia về ca, múa, nhạc, mỹ thuật, cuộc thi sắc đẹp được cộng điểm khuyến khích theo cấp đạt giải như sau: giải Nhất được cộng 1.5 điểm, giải Nhì được cộng 1.25 điểm, giải Ba được cộng 1.0 điểm;
+ Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên, Kỳ thi Olympic bậc THPT do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, Kỳ thi chọn học sinh giỏi các Trường THPT chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ các môn học trong chương trình THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh được cộng điểm vào tổng điểm xét tuyển với mức: giải Nhất được cộng 1.0 điểm, giải Nhì được cộng 0.75 điểm, giải Ba được cộng 0.5 điểm.
- Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: Đối với thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế có giá trị sử dụng theo quy định tính đến thời điểm xét tuyển sẽ được quy đổi điểm môn Ngoại ngữ tương ứng để xét tuyển. Cách thức quy đổi như sau:

+ Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh: IELTS Academic 6.5 điểm, TOEFL ITP 587 điểm, TOEFL iBT 95 điểm trở lên được quy đổi tương ứng 10 điểm
môn Tiếng Anh; IELTS Academic 6.0 điểm, TOEFL ITP 563 điểm, TOEFL iBT 85 điểm trở lên được quy đổi tương ứng 9,5 điểm môn Tiếng Anh; IELTS Academic 5.5 điểm, TOEFL ITP 537 điểm, TOEFL iBT 75 điểm trở lên được quy đổi tương ứng 9,0 điểm môn Tiếng Anh.
+ Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nhật được quy đổi điểm ngoại ngữ dùng để xét tuyển tương ứng như sau: Cấp độ C2 được quy đổi tương ứng 10 điểm; cấp độ C1 được quy đổi tương ứng 9,5 điểm; cấp độ B2 được quy đổi tương ứng 9 điểm.

Thời gian xét tuyển

Theo quy định của Bộ GD&ĐT

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
Điểm học bạ

Điều kiện xét tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển và theo học tại trụ sở chính của Trường theo phương thức này phải đạt đủ những điều kiện sau: Có học lực loại Giỏi trở lên cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12; Có kết quả học tập Học kỳ 1 lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 7,5 điểm.
- Thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại Phân hiệu của Trường tại tỉnh Đắk Lắk theo phương thức này phải đạt đủ những điều kiện sau: Có học lực loại Giỏi trở lên ít nhất hai trong 5 học kỳ (năm lớp 10, năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12); Có kết quả học tập Học kỳ 1 lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 7 điểm.

Đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập của bậc THPT đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, ngưỡng đầu vào là thì sinh phải đạt điểm tốt nghiệp Kỳ thi THPT quốc gia năm 2024.

Quy chế

1. Cách thức xét tuyển

Xét từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển dựa trên kết quả học tập 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển theo ngành, tổ hợp đã đăng ký của cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và Học kỳ 1 lớp 12.

2. Công thức tính điểm xét tuyển 
+ ĐXT = (ĐTB Môn 1 + ĐTB Môn 2 + ĐTB Môn 3) + ĐƯT (nếu có) + ĐKK
(nếu có)
(Trong đó, ĐXT: Điểm xét tuyển; ĐTB: Điểm trung bình; HK1: Học kỳ 1; ĐƯT: Điểm ưu tiên; ĐKK: Điểm khuyến khích).
+ Điểm trung bình (ĐTB) mỗi môn = (ĐTB cả năm lớp 10 + ĐTB cả năm lớp 11 + ĐTB HK1 lớp 12 của môn tương ứng)/3.
+ ĐƯT, ĐKK được xác định theo hướng dẫn dưới đây.
- Các tiêu chí phụ: Nếu số lượng chỉ tiêu còn ít mà nhiều thí sinh cùng mức điểm sẽ xét theo tiêu chí phụ sau đây:
+ Đối với tất cả các ngành: thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại Kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Trung, Tiếng Nhật (xét lần lượt theo thứ tự giải và cấp đạt giải) sẽ trúng tuyển.
+ Đối với ngành Luật, ngành Luật Kinh tế: thí sinh xét tuyển theo tổ hợp các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thì thí sinh có điểm trung bình môn Ngữ văn cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp các môn: Toán, Vật lý, Hóa học thì thí sinh có điểm trung bình môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp các môn trong đó có môn Ngoại ngữ thì thí sinh có điểm trung bình môn Ngoại ngữ cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Đối với ngành Ngôn ngữ Anh và ngành Luật Thương mại quốc tế, thí sinh có điểm trung bình môn Tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Điểm ưu tiên được xác định theo quy định tại Điều 7, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Điểm khuyến khích được xác định như sau:
+ Thí sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu Quốc gia, trường THPT chuyên/năng khiếu cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương, học sinh của các trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao sẽ được cộng thêm 1.5 điểm khuyến khích vào tổng điểm xét tuyển;
+ Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng một lần cộng điểm khuyến khích cao nhất để tính vào điểm xét tuyển:
- Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế được cộng 1.0 điểm;
- Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba (Huy chương Vàng, Bạc, Đồng) tại Cuộc thi Sáng chế và Phát minh quốc tế hoặc các cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử tham gia/công nhận được cộng điểm khuyến khích theo cấp đạt giải như sau: giải Nhất được cộng 1.5 điểm, giải Nhì được cộng 1.25 điểm, giải Ba được cộng 1.0 điểm;
- Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn học trong chương trình THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi khoa học kỹ thuật, cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp cấp quốc gia được cộng điểm khuyến khích theo cấp đạt giải như sau: giải Nhất
được cộng 1.5 điểm, giải Nhì được cộng 1.25 điểm, giải Ba được cộng 1.0 điểm;
- Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba (Huy chương Vàng, Bạc, Đồng), được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận, tại các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được cộng điểm khuyến khích theo cấp đạt giải như sau: giải Nhất được cộng 1.5 điểm, giải Nhì được cộng 1.25 điểm, giải Ba được cộng 1.0 điểm;
- Thí sinh đạt Nhất, Nhì, Ba (Huy chương Vàng, Bạc, Đồng), được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận, tại các cuộc thi về nghệ thuật quốc tế/quốc gia về ca, múa, nhạc, mỹ thuật, cuộc thi sắc đẹp được cộng điểm khuyến khích theo cấp đạt giải như sau: giải Nhất được cộng 1.5 điểm, giải Nhì được cộng 1.25 điểm, giải Ba được cộng 1.0 điểm;
- Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên, Kỳ thi Olympic bậc THPT do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, Kỳ thi chọn học sinh giỏi các Trường THPT chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ các môn các môn học trong chương trình THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba
trong cuộc thi khoa học kỹ thuật, cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp cấp tỉnh được cộng điểm vào tổng điểm xét tuyển với mức: giải Nhất được cộng 1.0 điểm, giải Nhì được cộng 0.75 điểm, giải Ba được cộng 0.5 điểm.
- Quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế: Nếu thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có giá trị sử dụng tính đến thời điểm xét tuyển được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận với số điểm tối thiểu sẽ được quy đổi điểm TBC học tập cho cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12 ở bậc THPT thay cho kết quả học tập ngoại ngữ tương ứng. Cụ thể như sau:
+ Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh: IELTS Academic 6.5 điểm, TOEFL ITP 587 điểm, TOEFL iBT 95 điểm trở lên được quy đổi tương ứng 10 điểm môn Tiếng Anh; IELTS Academic 6.0 điểm, TOEFL ITP 563 điểm, TOEFL iBT 85 điểm trở lên được quy đổi tương ứng 9,5 điểm môn Tiếng Anh; IELTS Academic 5.5 điểm, TOEFL ITP 537 điểm, TOEFL iBT 75 điểm trở lên được quy đổi tương ứng 9,0 điểm môn Tiếng Anh.
+ Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nhật được quy đổi điểm ngoại ngữ dùng để xét tuyển tương ứng như sau: Cấp độ C2 được quy đổi tương ứng 10 điểm; cấp độ C1 được quy đổi tương ứng 9,5 điểm; cấp độ B2 được quy đổi tương ứng 9 điểm.
+ Bảng tham chiếu quy đổi tương dương cấp độ của các chứng chỉ ngoại ngữ như sau: 

Cấp độ (CEFR)

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Trung

Tiếng Nhật

B2

TRKI 2

DELF B2, TCF B2

Goethe Zertifikat B2, ÖSD Zertifikat B2, DSD II, Telc Deutsch B2, TestDaF 4

HSK 4 và HSKK Trung cấp

JLPT N3

C1

TRKI 3

DALF C1, TCF C1

Goethe Zertifikat C1, ÖSD Zertifikat C1, Telc Deutsch C1, TestDaF 5

HSK 5 và HSKK Cao cấp

JLPT N2

C2

TRKI 4

DALF C2, TCF C2

Goethe Zertifikat C2, ÖSD Zertifikat C2

HSK 6 và HSKK Cao cấp

JLPT N1

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) cần đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong xét tuyển Đợt 1 theo thông báo/kế hoạch tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024 để được nhập học vào Trường Đại học Luật Hà Nội.

Thời gian xét tuyển

+ Dự kiến từ 20/4/2024 đến 15/5/2024: Thí sinh đăng ký hồ sơ trực tuyến tại Cổng xét tuyển của Trường: https://xettuyen.hlu.edu.vn.
+ Dự kiến từ 08/5/2024 đến 15/5/2024: Thí sinh nộp hồ sơ bản giấy qua đường bưu điện (theo địa chỉ: Phòng Đào tạo đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 87, Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) hoặc nộp trực tiếp tại Trường Đại học Luật Hà Nội, số 87, Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội)
+ Dự kiến 25/5/2024: Trường thông báo kết quả xét tuyển sớm tới các thí sinh.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
3
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

Trường áp dụng các quy định theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, cụ thể như sau:
- Các thí sinh sau đây được xét tuyển thẳng vào Trường Đại học Luật Hà Nội thuộc diện không phải học bổ sung kiến thức bao gồm:
+ Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.
+ Người đã trúng tuyển vào Trường Đại học Luật Hà Nội, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một
trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Trung, Tiếng Nhật; thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì trong Cuộc thi khoa  học, kỹ thuật cấp quốc gia; thí sinh đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc tại Cuộc thi Sáng chế và Phát minh quốc tế hoặc các cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử tham gia/công nhận, tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 được tuyển thẳng vào ngành Luật.
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 được tuyển thẳng vào ngành Luật Thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh.
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Trung, Tiếng Nhật trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia; thí sinh đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc tại Cuộc thi Sáng chế và Phát minh quốc tế hoặc các cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử tham gia/công nhận, nếu chưa tốt nghiệp trung học phổ thông được bảo lưu sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu
cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học;
+ Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Trường Đại học Luật Hà Nội: Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt theo quy
định của Trường để xem xét, quyết định cho vào học.
- Các thí sinh sau đây được xét tuyển thẳng vào học ngành Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội và phải học bổ sung kiến thức bao gồm:
+ Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
+ Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học  chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội quy định.
- Tiêu chí xét tuyển thẳng: Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, Trường sẽ xét từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu (nếu số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu đã xác định thì ưu tiên thí sinh trúng tuyển căn cứ vào cấp đạt giải, nội dung đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển của Trường, các môn ưu tiên theo thứ tự từ cao tới thấp là ngoại ngữ, Toán học, Ngữ Văn, Lý, Hóa).

2. Ưu tiên xét tuyển

Trường áp dụng các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh (Điều 7, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Điều kiện xét tuyển

Trường áp dụng Phương thức xét tuyển các thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam để tuyển sinh đối với 4 mã ngành (Luật, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh). Thí sinh dự tuyển phải là người đã tham dự các Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của Trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường là thí sinh phải đạt điểm tốt nghiệp Kỳ thi THPT quốc gia năm 2024.

Các thí sinh đủ điều kiện đăng ký dự tuyển theo phương thức này sẽ được xác định kết quả theo xếp loại từ cao xuống thấp cho đến khi lấy hết chỉ tiêu.

Quy chế

Đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm hồ sơ phải có đủ tài liệu minh chứng theo hướng dẫn tại Thông báo đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Luật Hà Nội trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 theo các phương thức xét tuyển sớm, đặc biệt là các giấy tờ xác nhận đối tượng tuyển thẳng; chứng chỉ ngoại ngữ; các bằng khen, giấy khen … mà thí sinh kê khai để làm căn cứ xét tuyển tương ứng với từng phương thức tuyển sinh.;
Thí sinh phải đăng ký hồ sơ trực tuyến trước sau đó gửi hồ sơ bản giấy cho Trường Đại học Luật Hà Nội; Thí sinh in Phiếu dán bìa hồ sơ và Phiếu đăng ký xét tuyển từ hệ thống xét tuyển online; Phiếu dán bìa hồ sơ phải được dán bên ngoài hồ sơ bản giấy gửi cho Trường.

Thời gian xét tuyển

+ Dự kiến từ 20/4/2024 đến 15/5/2024: Thí sinh đăng ký hồ sơ trực tuyến tại Cổng xét tuyển của Trường: https://xettuyen.hlu.edu.vn.
+ Dự kiến từ 08/5/2024 đến 15/5/2024: Thí sinh nộp hồ sơ bản giấy qua đường  bưu điện (theo địa chỉ: Phòng Đào tạo đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 87, Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) hoặc nộp trực tiếp tại Trường Đại học Luật Hà Nội, số 87, Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội)
+ Dự kiến 25/5/2024: Trường thông báo kết quả xét tuyển sớm tới các thí sinh.

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem thêm điểm chuẩn của trường Đại học Luật Hà Nội các năm Tại đây.

Học phí

- Đối với sinh viên học các chương trình đại trà: năm học 2024-2025 mức thu học phí là
2.538.000 đ/tháng/sinh viên (1.410.000đ x 1.8 lần ), tương đương với: 725.000 đ/ tín chỉ. Thu 5 tháng/học kỳ, 40 tháng/khoá học, 140 tín chỉ/ khóa học).
- Đối với sinh viên Chương trình đào tạo chất lượng cao: năm học 2024-2025 mức thu học phí là 5.076.000 đ/tháng (2.538.000đ x 2 lần) tương đương: 725.000 đ/tín chỉ với các môn học thực tập chuyên môn, khoá luận tốt nghiệp, giáo dục quốc phòng an ninh; 1.600.000 đ/tín chỉ với các môn học khác . Thu 5 tháng/học kỳ, 40 tháng/ khóa học, 140 tín chỉ/khóa học.
- Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ thông báo khi có lộ trình tăng học phí.

Giới thiệu trường

Trường Đại Học Luật Hà Nội
Preview
  • Tên trường: Trường Đại học Luật Hà Nội
  • Tên viết tắt: HLU
  • Tên tiếng Anh: Hanoi Law University
  • Địa chỉ: Trụ sở chính của Trường: số 87 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
    Phân hiệu của Trường: Tổ dân phố 8, Phường Tân An, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
  • Website: https://hlu.edu.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/SchoolOflaw.Vnu
  • SĐT liên hệ tuyển sinh: 1900.1205

Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lí Việt Nam. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội với nhiệm vụ: “Quyết tâm đưa Trường Đại học Pháp lý Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý, trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý và trung tâm truyền bá pháp lý”

Ngày 04 tháng 4 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.

Ngày 21 tháng 9 năm 2019, Trường Đại học Luật Hà Nội được gần 70 cơ sở đào tạo Luật của Việt Nam bầu là Trưởng ban điều hành mạng lưới cơ sở đào tạo luật của Việt Nam nhiệm kỳ 2019 – 2022.

Ngày 30/9/2022, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1156/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”. 

File PDF đề án