Thông tin tuyển sinh trường Đại học Luật TPHCM (ULAW) năm 2025
Năm 2025, Trường Đại học Luật TPHCM dự kiến mở thêm 2 ngành mới nên sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Về phương án tuyển sinh, trường đang bàn thảo kế hoạch tuyển sinh năm 2025 sao cho phù hợp với thực tế.
Trong đó, dự kiến có 3 phương thức xét tuyển:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm
Phương thức 2: Xét điểm thi đánh giá năng lực (sử dụng kỳ thi của Đại học Quốc gia TPHCM hoặc kỳ thi đánh giá đầu vào trên máy tính do nhóm trường đại học tại TPHCM hợp tác sử dụng chung kết quả)
Phương thức 3: xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Đề án tuyển sinh năm 2025 chi tiết của Đại học Luật TPHCM sẽ được công bố sau. Các em tham khảo chi tiết đề án năm 2024 của ĐH Luật TPHCM phía dưới.
Đối tượng
Đối tượng dự tuyển là thí sinh được Trường thực hiện việc xử lý nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Hệ thống của Bộ), bao gồm:
(i) Người đã được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương tại Việt Nam;
(ii) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối tượng dự tuyển quy định phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Đạt ngưỡng đầu vào đối với từng phương thức tuyển sinh theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học của Trường và tại Đề án tuyển sinh hằng năm của Trường;
(ii) Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
(iii) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
Đối tượng dự tuyển quy định được lựa chọn 1 hoặc cả 2 phương thức tuyển sinh được quy định để đăng ký dự tuyển.
Chỉ tiêu
55% tổng chỉ tiêu.
Quy chế
Cách thức đăng ký xét tuyển:
Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin liên quan đến việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống của Bộ như: nhập, chỉnh sửa, xem;
- Thí sinh không bị hạn chế, giới hạn số lượng nguyện vọng và số lần điều chỉnh nguyện vọng khi đăng ký xét tuyển;
- Thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.
(iv) Trường không sử dụng kết quả miễn thi đối với môn thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; không sử dụng điểm thi trong Kỳ thi THPT quốc gia, Kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước để xét tuyển.
Thời gian xét tuyển
Theo quy định của Bộ GD&ĐT
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Đối tượng
Thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu và các trường THPT có điểm trung bình trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT cao nhất theo Danh sách “Các trường THPT thuộc diện được ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”.
Điều kiện xét tuyển
+ Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT;
+ Thứ hai, phải học đủ 3 năm tại các trường có tên trong “Danh sách các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”;
+ Thứ ba, có kết quả học tập của từng năm Lớp 10, Lớp 11 và Lớp 12 được xếp loại giỏi; và có tổng điểm trung bình năm học của 3 năm THPT đạt tổng điểm từ 24,5 trở lên (điểm trung bình này được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân).
+ Thứ tư, có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (gồm năm Lớp 10, Lớp 11 và học kỳ 1 năm Lớp 12) của 03 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 24,5 trở lên (điểm trung bình này được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân).
Quy chế
- Nguyên tắc xét trúng tuyển: khi có thí sinh đạt đủ các điều kiện theo quy định nêu trên nhiều hơn so với tổng chỉ tiêu của Phương thức 1, Trường sẽ xét trúng tuyển theo theo thứ tự ưu tiên:
(i) Tổng điểm trung bình năm học của 3 năm THPT Lớp 10, Lớp 11 và Lớp 12 (được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân);
(ii) Điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân);
(iii) Điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT của môn chính thuộc tổ hợp xét tuyển; riêng Tổ hợp D00 thì môn chính là Ngữ văn.
Nguyên tắc đăng ký xét tuyển, số lượng nguyện vọng đăng ký; và nguyên tắc xét đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT)
- Nguyên tắc đăng ký xét tuyển và số lượng nguyện vọng đăng ký:
(i) Thí sinh đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo phương thức “tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển” (tức đã đăng ký theo đối tượng 1) thì không được đăng ký theo phương thức “xét tuyển sớm” (tức không được đăng ký đối tượng 2 và/hoặc đối tượng 3);
(ii) Thí sinh đủ điều kiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo đối tượng 2 và đối tượng 3 thì được quyền đăng ký dự tuyển cả hai đối tượng;
(iii) Thí sinh thuộc đối tượng 1 được đăng ký tối đa 5 (năm) nguyện vọng; thí sinh thuộc đối tượng 2 và/hoặc đối tượng 3 được đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng; các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo của Trường theo Phương thức 1 được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
- Nguyên tắc xét đủ điều kiện trúng tuyển sớm (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT):
(i) Đối với thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển theo đối tượng 1 hoặc đối tượng 2 hoặc đối tượng 3: trường hợp có nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển thì thí sinh được Trường công nhận và công bố trúng tuyển (dự kiến) theo nguyện vọng cao nhất;
(ii) Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo đối tượng 2 và đối tượng 3: trường hợp có nhiều nguyện vọng thuộc đối tượng 2 và đối tượng 3 cùng đủ điều kiện trúng tuyển thì thí sinh được Trường công nhận và công bố trúng tuyển (dự kiến) theo nguyện vọng cao nhất của đối tượng 2.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Đối tượng
Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh/ hoặc tiếng Pháp/ hoặc tiếng Nhật. Những chứng chỉ này nếu có quy định về thời hạn thì phải còn giá trị đến ngày 30/6/2024.
Điều kiện xét tuyển
+ Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT;
+ Thứ hai, có trình độ ngoại ngữ quốc tế đạt tối thiểu như sau:
(i) Đối với tiếng Anh: IELTS đạt điểm từ 5,5 trở lên (do British Council (BC) hoặc International Development Program (IDP) cấp); hoặc TOEFL iBT đạt điểm từ 65 trở lên (do Educational Testing Service (ETS) cấp);
(ii) Đối với tiếng Pháp (chỉ xét tuyển đối với ngành Luật): chứng chỉ DELF đạt từ trình độ B1 trở lên hoặc chứng chỉ TCF đạt điểm từ 300 trở lên/ kỹ năng trở lên. Hai loại chứng chỉ này phải do Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques - CIEP) cấp;
(iii) Đối với tiếng Nhật (chỉ xét tuyển đối với ngành Luật): chứng chỉ JLPT đạt từ trình độ N3 trở lên (do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation - JF) cấp, trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật).
+ Thứ ba, có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (gồm năm Lớp 10, Lớp 11 và học kỳ 1 năm Lớp 12) của 03 môn thuộc Tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (điểm trung bình này được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân).
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm xét tuyển kết hợp
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Đối tượng
Đối tượng 1: (tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển):
(i) Thí sinh thuộc diện “được tuyển thẳng” theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Trường, đăng ký học ngành đào tạo phù hợp với môn đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Bộ) tổ chức hoặc cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm theo quy định của Bộ; và đã tốt nghiệp THPT trong năm 2024
(ii) Thí sinh thuộc diện “được xét tuyển thẳng” theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Trường;
(iii) Thí sinh thuộc diện “được ưu tiên xét tuyển” theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Trường.
Chỉ tiêu
45% tổng chỉ tiêu.
Quy chế
Đối tượng 1 (tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển):
(i) Thí sinh thuộc diện “được tuyển thẳng” theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Trường, đăng ký học ngành đào tạo phù hợp với môn đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Bộ) tổ chức hoặc cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm theo quy định của Bộ; và đã tốt nghiệp THPT trong năm 2024. Cụ thể như sau:
- Môn Văn, Toán và tiếng Anh: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;
- Môn tiếng Nhật và tiếng Pháp: đối với ngành Luật;
- Môn Lý: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật thương mại quốc tế;
- Môn Hóa: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật;
- Môn Sử: đối với ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh;
- Môn Địa: đối với ngành Luật.
Nguyên tắc đăng ký xét tuyển, số lượng nguyện vọng đăng ký; và nguyên tắc xét đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT)
- Nguyên tắc đăng ký xét tuyển và số lượng nguyện vọng đăng ký:
(i) Thí sinh đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo phương thức “tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển” (tức đã đăng ký theo đối tượng 1) thì không được đăng ký theo phương thức “xét tuyển sớm” (tức không được đăng ký đối tượng 2 và/hoặc đối tượng 3);
(ii) Thí sinh đủ điều kiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo đối tượng 2 và đối tượng 3 thì được quyền đăng ký dự tuyển cả hai đối tượng;
(iii) Thí sinh thuộc đối tượng 1 được đăng ký tối đa 5 (năm) nguyện vọng; thí sinh thuộc đối tượng 2 và/hoặc đối tượng 3 được đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng; các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo của Trường theo Phương thức 1 được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
- Nguyên tắc xét đủ điều kiện trúng tuyển sớm (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT):
Đối với thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển theo đối tượng 1 hoặc đối tượng 2 hoặc đối tượng 3: trường hợp có nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển thì thí sinh được Trường công nhận và công bố trúng tuyển (dự kiến) theo nguyện vọng cao nhất.
Tên ngành | Học phí | Chỉ tiêu | Phương thức xét tuyển | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
No data |
Xem điểm chuẩn của trường Đại học Luật TPHCM các năm Tại đây.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học công lập thực hiện hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn nên học phí của người học được Nhà trường xây dựng theo nguyên tắc từng bước tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Từ năm học 2024-2025 đến năm học 2026-2027, mức thu học phí đối với sinh viên trình độ đại học được thu theo lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 81/NQ-HĐT ngày 20/3/2023 của Hội đồng trường Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trường Đại học Luật TP. HCM là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường Đại học Luật TP. HCM được thành lập theo các văn bản sau:
- Quyết định số 199-QĐ/ĐT ngày 16/10/1982 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Trường Trung học Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cán bộ tư pháp trước đây. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp pháp lý;
- Quyết định số 357-CT ngày 25/12/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Phân hiệu Đại học Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tư pháp;
- Quyết định số 368/QĐ-TC ngày 06/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc đổi tên Phân hiệu Đại học Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh thành Phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 1234/GD&ĐT ngày 30/3/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg ngày 10/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ tách Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Trường Đại học Luật TP. HCM là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự theo quy định của pháp luật. Trường Đại học Luật TP. HCM có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại, Kho bạc Nhà nước.
+ Trường Đại học Luật TP. HCM chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.