Đề án tuyển sinh Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh (UFBA) năm 2024
Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh tuyển sinh 900 chỉ tiêu dựa trên 4 phương thức xét tuyển như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức
Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12; hoặc kết quả học tập lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ghi trong học bạ THPT (hoặc tương đương)
Đối tượng
Thí sinh tốt nghiệp THPT và tương đương có tổng điểm xét tuyển của 3 môn học thuộc một trong các tổ hợp áp dụng cho xét tuyển các ngành đào tạo của Trường phải đạt từ 15,00 điểm trở lên (bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực).
Quy chế
Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
Điểm xét tuyển = Điểm thi môn 1 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3 + Điểm ưu tiên
Trong đó:
+ Điểm môn 1, Điểm môn 2, Điểm môn 3 là điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển. Đối với tổ hợp môn thi có môn ngoại ngữ thì phải dự thi môn ngoại ngữ, kể cả trường hợp được miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT.
Nhà trường không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ và không sử dụng điểm thi được bảo lưu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
+ Điểm ưu tiên bao gồm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục đào tạo áp dụng cho năm tuyển sinh 2024.
Nguyên tắc xét tuyển:
Xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm cao nhất xuống các thí sinh có tổng điểm thấp hơn cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định.
Trường hợp các thí sinh có tổng điểm xét tuyển bằng nhau đối với các tổ hợp xét tuyển theo môn thi, Trường ưu tiên xét tuyển những thí sinh có điểm thi cao hơn theo thứ tự ưu tiên của từng môn thi như sau: Toán (ưu tiên 1); Ngữ Văn (ưu tiên 2); Tiếng Anh (ưu tiên 3); Vật lý (ưu tiên 4); Hóa học (ưu tiên 5); Lịch sử (ưu tiên 6); Địa lý (ưu tiên 7); Giáo dục công dân (ưu tiên 8). Sau khi xét tuyển mỗi đợt nếu chưa đủ chỉ tiêu thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường sẽ quyết định tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Điều kiện xét tuyển
Thí sinh tốt nghiệp THPT và tương đương có tổng điểm xét tuyển của 3 môn học thuộc một trong các tổ hợp áp dụng cho xét tuyển các ngành đào tạo của Trường phải đạt từ 18,00 điểm trở lên (bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực)
Quy chế
Điểm xét tuyển được xác định theo từng hình thức như sau:
Thí sinh lựa chọn một trong 03 hình thức sau để đăng ký tổ hợp điểm 03 môn xét tuyển theo kết quả học tập THPT:
Hình thức 1: Xét điểm bình quân 3 kỳ THPT (kỳ 1 năm lớp 11, kỳ 2 năm lớp 11 và kỳ 1 năm lớp 12) điểm xét tuyển được tính theo công thức:
Điểm xét tuyển = Điểm bình quân 3 kỳ môn 1 + Điểm bình quân 3 kỳ môn 2 + Điểm bình quân 3 kỳ môn 3 + Điểm ưu tiên
Trong đó:
Điểm bình quân 3 kỳ môn 1 = (Điểm học kỳ 1 lớp 11 môn 1 + Điểm học kỳ 2 lớp 11 môn 1 + Điểm học kỳ 1 lớp 12 môn 1)/3.
Điểm bình quân 3 kỳ môn 2 = (Điểm học kỳ 1 lớp 11 môn 2 + Điểm học kỳ 2 lớp 11 môn 2 + Điểm học kỳ 1 lớp 12 môn 2)/3.
Điểm bình quân 3 kỳ môn 3 = (Điểm học kỳ 1 lớp 11 môn 3 + Điểm học kỳ 2 lớp 11 môn 3 + Điểm học kỳ 1 lớp 12 môn 3)/3.
Điểm bình quân 3 kỳ sẽ được làm tròn 2 chữ số thập phân.
Hình thức 2: Xét điểm cả năm lớp 12 THPT, điểm xét tuyển được tính theo công thức:
Điểm xét tuyển = Điểm TBC cả năm lớp 12 môn 1 + Điểm TBC cả năm lớp 12 môn 2 + Điểm TBC cả năm lớp 12 môn 3 + Điểm ưu tiên
Hình thức 3 : Đối với xét kết quả các môn văn hóa THPT (áp dụng đối với các thí sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT
Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm TBC môn 3 + Điểm ưu tiên
Điểm ưu tiên đối với cả 03 (ba) hình thức nêu trên bao gồm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo quy định của Quy chế tuyển sinh áp dụng cho năm tuyển sinh 2024.
Nguyên tắc xét tuyển:
Xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm cao nhất xuống các thí sinh có tổng điểm thấp hơn cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định. Việc phân bổ chỉ tiêu xét theo hình thức điểm 3 kỳ và điểm cả năm lớp 12 được tính theo tỷ lệ % số nguyện vọng theo từng hình thức. Trường hợp thí sinh có tổng điểm xét tuyển bằng nhau, Nhà trường ưu tiên xét tuyển những thí sinh có điểm môn học cao hơn theo thứ tự ưu tiên cụ thể như sau:
Toán (ưu tiên 1); Ngữ Văn (ưu tiên 2); Tiếng Anh (ưu tiên 3); Vật lý (ưu tiên 4); Hóa học (ưu tiên 5); Lịch sử (ưu tiên 6); Địa lý (ưu tiên 7); Giáo dục công dân (ưu tiên 8). Sau khi xét tuyển mỗi đợt nếu chưa đủ chỉ tiêu thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường sẽ quyết định tuyển nguyện vọng bỗ sung tiếp theo.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Đối tượng
Thí sinh tốt nghiệp THPT và tương đương có tổng điểm xét tuyển quy đổi phải đạt từ 15/30 điểm trở lên (bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực.
Chỉ tiêu
Điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển = Điểm ĐGNL quy đổi + Điểm ưu tiên (nếu có)
(Điểm ưu tiên (nếu có): Theo quy chế tuyển sinh hiện hành)
Trong đó:
+ Điểm ĐGNL là điểm thí sinh đạt được trong kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
+ Điểm ưu tiên bao gồm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục đào tạo áp dụng cho năm tuyển sinh 2024.
Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu theo điểm xét tuyển.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HN
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Đối tượng
1. Xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Điều 5 Quy chế tuyển sinh đại học của Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-ĐHTCQTKD ngày 16 tháng 02 năm 2023 của Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh.
2. Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
Thí sinh được xét tuyển thẳng là thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương có tổng điểm xét tuyển của 3 môn học thuộc một trong các tổ hợp áp dụng cho xét tuyển các ngành đào tạo của Trường theo kết quả học tập THPT phải đạt từ 18,00 điểm trở lên (bao gồm cả điểm ưu tiên đối tượng và khu vực) và thuộc một trong các nhóm đối tượng sau đây:
Nhóm 1: Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Nhóm 2: Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tại cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Giải thuộc các năm: 2021, 2022, 2023.
Nhóm 3: Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Giải thuộc các năm: 2021, 2022, 2023.
Nhóm 4: Thí sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,5 hoặc TOEFL iBT từ 46 điểm, TOEIC từ 600 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển).
Tên ngành | Học phí | Chỉ tiêu | Phương thức xét tuyển | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
No data |
Xem điểm chuẩn của Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh các năm Tại đây
408.000 đồng/tín chỉ (Học phí 1 học kỳ khoảng 7.000.000 đồng)
Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh được thành lập theo Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 18/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị Kinh doanh trực thuộc Bộ Tài chính. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính.
Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị Kinh doanh trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập theo quyết định số 6584/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo trên cơ sở tổ chức lại hai trường: Cao đẳng Tài chính Kế toán I và Cao đẳng Bán công Quản trị Kinh doanh thuộc Bộ Tài chính.
Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán I tiền thân là trường Trung học Tài chính Kế toán I được thành lập năm 1965, chuyên đào tạo cán bộ Tài chính Kế toán. Năm 2003 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Tài chính Kế toán theo quyết định số 3539/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/07/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Với bề dày 40 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đào tạo hàng chục vạn cán bộ Tài chính Kế toán cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Tài chính và cho xã hội, nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hàng ba năm 1995, Huân chương lao động hạng nhất năm 2000, Huân chương độc lập hạng ba năm 2005.
Trường Cao đẳng bán công Quản trị Kinh doanh tiền thân là trường Vật giá Trung ương được thành lập năm 1967, đến năm 1994 đổi tên là trường Trung học Quản trị Kinh doanh. Năm 1996 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng bán công Quản trị Kinh doanh theo quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 06/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua 38 năm xây dựng và trưởng thành (trong đó có 9 năm đào tạo bậc Cao đẳng) nhà trường đã mở rộng qui mô và nâng dần chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực quản lý kinh tế cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba năm 1997, Huân chương lao động hạng Nhất năm 2002.