Điểm thi Tuyển sinh 247

Đề án tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2024

Đề án tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) năm 2024:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh 1.950 chỉ tiêu, theo các nhóm phương thức:

- Phương thức 1: Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (70% chỉ tiêu)

- Phương thức 2:  Xét tuyển căn cứ kết quả học bạ THPT (15% chỉ tiêu)

- Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp căn cứ chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh và kết quả học bạ THPT (15% chỉ tiêu)

- Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng

Phương thức xét tuyển năm 2024

1
Điểm thi THPT

Đối tượng

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; đạt yêu cầu xét  tuyển theo quy định của Học viện về học lực, hạnh kiểm bậc THPT.

- Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ tiêu

Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến 70% chỉ tiêu)

Điều kiện xét tuyển

- Có kết quả xếp loại học lực lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 bậc THPT đạt 6,5 trở lên.

- Hạnh kiểm năm lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 bậc THPT xếp loại Khá trở lên.

- Thí sinh dự tuyển các ngành/chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp.

- Thí sinh dự tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

Quy chế

1) Điểm xét tuyển

- Đối với các ngành/chuyên ngành thuộc nhóm 2 không có môn nhân hệ số: 

Điểm xét tuyển (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) = Tổng điểm ba môn thi + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).

- Đối với các ngành/chuyên ngành thuộc nhóm 1 có môn Ngữ văn, nhóm 3 có
môn Lịch sử và nhóm 4 có môn tiếng Anh nhân hệ số 2:

Điểm xét tuyển (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) = Tổng điểm ba môn thi sau khi đã nhân hệ số + Điểm ưu tiên /khuyến khích x 4/3 (nếu có)

2) Quy tắc xét tuyển

- Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau cuối danh sách sẽ tổ chức
xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Đối với các ngành có môn chính nhân hệ số: Ưu tiên thí sinh có tổng điểm gốc 3 môn chưa nhân hệ số, chưa cộng điểm ưu tiên, chưa cộng điểm khuyến khích, chưa làm tròn cao hơn.
  • Đối với các ngành/chuyên ngành còn lại: Ưu tiên thí sinh có kết quả thi
    THPT môn Toán cao hơn.

Thời gian xét tuyển

Nộp chứng chỉ môn Tiếng Anh, chứng nhận đạt giải học sinh giỏi: 15/4/2024 - 17h ngày 30/5/2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
Điểm học bạ

Đối tượng

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; đạt yêu cầu xét  tuyển theo quy định của Học viện về học lực, hạnh kiểm bậc THPT.

- Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ tiêu

Xét học bạ (dự kiến 15% chỉ tiêu)

Điều kiện xét tuyển

- Có kết quả xếp loại học lực lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 bậc THPT đạt 6,5 trở lên.

- Hạnh kiểm năm lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 bậc THPT xếp loại Khá trở lên.

- Thí sinh dự tuyển các ngành/chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp.

- Thí sinh dự tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

Quy chế

1) Điểm xét tuyển

- Nhóm 1 ngành Báo chí:

Điểm xét tuyển = (A + B*2)/3 + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).

- Các ngành nhóm 2:

Điểm xét tuyển = A + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).

- Nhóm 3 ngành Lịch sử:

Điểm xét tuyển = (A + C*2)/3 + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).

- Các ngành nhóm 4:

Điểm xét tuyển = (A + D*2)/3 + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).

Trong đó:

  • A = Điểm TBC 5 học kỳ THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).
  • B = Điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).
  • C = Điểm TBC 5 học kỳ môn Lịch sử THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).
  • D = Điểm TBC 5 học kỳ môn Tiếng Anh THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).

- Nếu điểm TBC dưới 7.5 điểm ưu tiên được xác định thông thường theo Đề án tuyển sinh

- Nếu điểm TBC từ 7.5 trở lên tổng điểm ưu tiên/khuyến khích được xác định như sau:

Điểm ưu tiên/khuyến khích = [(10 - điểm TBC)/2.5] x tổng điểm ưu tiên / khuyến khích (điểm TBC là điểm xét tuyển chưa cộng điểm ưu tiên/khuyến khích)

2) Điểm ưu tiên

Loại ưu tiên Điểm ưu tiên
Ưu tiên theo đối tượng
Nhóm ưu tiên 1: đối tượng
01, 02, 03, 04
0,1
Nhóm ưu tiên 2: đối tượng
05, 06, 07
0,05
Ưu tiên theo khu vực
KV1 0,15
KV2NT 0,1
KV2 0,05

3) Điểm khuyến khích

- Thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
các môn văn hóa: 0,3 điểm.

- Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các
môn văn hóa: 0,2 điểm.

- Thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các
môn văn hóa: 0,1 điểm.

Thí sinh đạt giải cần nộp các minh chứng kèm hồ sơ đăng ký xét tuyển.

4) Quy tắc xét tuyển

- Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau cuối danh sách sẽ tổ chức
xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Đối với các ngành có môn chính nhân hệ số: Ưu tiên thí sinh có điểm TBC học tập 5 học kỳ bậc THPT cao hơn, không tính điểm học kỳ II năm lớp 12.
  • Đối với các ngành/chuyên ngành còn lại: Ưu tiên thí sinh có điểm TBC học tập 5 học kỳ môn Toán THPT cao hơn, không tính điểm học kỳ II năm lớp 12.

Thời gian xét tuyển

Nộp chứng chỉ môn Tiếng Anh, chứng nhận đạt giải học sinh giỏi: 15/4/2024 - 17h ngày 30/5/2024.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
3
Điểm xét tuyển kết hợp

Đối tượng

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; đạt yêu cầu xét  tuyển theo quy định của Học viện về học lực, hạnh kiểm bậc THPT.

- Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, chứng chỉ SAT tối thiểu 1200/1600, điểm TBC học tập của 5 học kỳ bậc THPT từ 7,0 trở lên, hạnh kiểm của bậc THPT xếp loại Tốt (không tính học kỳ II năm lớp 12). Thí sinh xét tuyển các chuyên ngành trong nhóm ngành 1: ngành Báo chí điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) đạt tối thiểu 7,0 trở lên. Thí sinh xét tuyển các ngành/chuyên ngành trong nhóm ngành 4, ngành Xã hội học, ngành Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản trong nhóm ngành 2 điểm TBC học tập 5 học kỳ môn Tiếng Anh THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) đạt tối thiểu 7,0 trở lên.

Chỉ tiêu

Xét tuyển kết hợp (dự kiến 15% chỉ tiêu)

Điều kiện xét tuyển

- Có kết quả xếp loại học lực lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 bậc THPT đạt 6,5 trở lên.

- Hạnh kiểm năm lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 bậc THPT xếp loại Khá trở lên.

- Thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, chứng chỉ SAT tối thiểu 1200/1600

- Thí sinh xét tuyển theo phương thức kết hợp vào các chuyên ngành trong ngành Báo chí: điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên.

- Thí sinh xét tuyển theo phương thức kết hợp vào các ngành/chuyên ngành trong nhóm ngành 4, ngành Xã hội học, ngành Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản trong nhóm ngành 2: điểm TBC 5 học kỳ môn tiếng Anh THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) đạt từ 7,0 trở lên.

- Thí sinh dự tuyển các ngành/chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp.

- Thí sinh dự tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

Quy chế

1) Quy tắc xét tuyển

- Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau cuối danh sách sẽ tổ chức xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau: Ưu tiên thí sinh có điểm TBC học tập 5 học kỳ bậc THPT cao hơn, không tính điểm học kỳ II năm lớp 12.

Thời gian xét tuyển

Nộp chứng chỉ môn Tiếng Anh, chứng nhận đạt giải học sinh giỏi: 15/4/2024 - 17h ngày 30/5/2024.

4
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

1) Xét tuyển thẳng

a. Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.

b. Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng, cụ thể như sau:

  • Ngành Báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Xuất bản: Tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn.
  • Ngành Lịch sử, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Tuyển thí sinh
    đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử
  • Ngành Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng, Quảng cáo, Quan hệ quốc tế, Truyền thông quốc tế: Tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh.
  • Ngành Triết học, Kinh tế, Kinh tế chính trị, Quản lý công, Quản lý nhà nước: Tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Toán.
  • Đối với thí sinh đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế: Căn cứ kết quả dự án, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của thí sinh đoạt giải và danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng tuyển sinh Học viện xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với kết quả dự án hoặc đề tài mà thí sinh đoạt giải.

c. Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp dưới đây:

  • c1. Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng, có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành được tổ chức đào tạo tại Học viện nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường.
  • c2. Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
  • c3. Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có học lực xếp loại Giỏi, hạnh kiểm Tốt cả 3 năm THPT.
  • c4. Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt đáp ứng quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2) Ưu tiên xét tuyển

a. Thí sinh quy định tại khoản a, khoản b nhưng không dùng quyền xét tuyển
thẳng được ưu tiên xét tuyển vào các ngành theo nguyện vọng.

b. Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được ưu tiên xét tuyển theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

Chỉ tiêu

1) Xét tuyển thẳng

- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng đối với đối tượng quy định tại khoản b: không quá 5 chỉ tiêu/ngành.

- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng đối với đối tượng quy định tại khoản c4 không hạn chế.

- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng đối với các đối tượng còn lại: không quá 2 chỉ tiêu/ngành.

2) Ưu tiên xét tuyển

- Không quá 02 chỉ tiêu/ngành.

Điều kiện xét tuyển

- Có kết quả xếp loại học lực lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 bậc THPT đạt 6,5 trở lên.

- Hạnh kiểm năm lớp 10, lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 bậc THPT xếp loại Khá trở lên.

- Thí sinh dự tuyển các ngành/chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp.

- Thí sinh dự tuyển chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

- Ưu tiên xét tuyển: Thí sinh đăng ký diện ưu tiên xét tuyển ngành Báo chí phải đạt điểm TBCHT 5 học kỳ bậc THPT môn Ngữ văn 7,0 trở lên (không tính học kỳ 2 năm lớp 12).

Thời gian xét tuyển

Kết quả xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Trước ngày 05/07/2024

Xác nhận nhập học trên hệ thống: 05/7/2024 - 17h00 ngày 05/8/2024.

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền các năm Tại đây

Học phí

- Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí.

- Các ngành khác hệ đại trà (dự kiến): 506.900 đ/tín chỉ (chương trình toàn khóa 143 tín chỉ).

- Các ngành (đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo): Quảng cáo, Quan hệ công chúng chuyên nghiệp, Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, Thông tin đối ngoại, Ngôn ngữ Anh, Xã hội học, Biên tập xuất bản (dự kiến): 1.058.200 đ/tín chỉ (chưa bao gồm 13 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh).

- Lộ trình tăng học phí cho từng năm theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Thông tin khác

Các nhóm ngành tại Học viện

Nhóm 1: ngành Báo chí, gồm các chuyên ngành: Báo in; Ảnh báo chí; Báo phát thanh; Báo truyền hình; Quay phim truyền hình; Báo mạng điện tử.

Nhóm 2 gồm các ngành:

  • Ngành Triết học
  • Ngành Kinh tế chính trị.
  • Ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước.
  • Ngành Chính trị học, gồm 4 chuyên ngành: Công tác tư tưởng - văn hóa; Chính trị phát triển; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Truyền thông chính sách.
  • Ngành Quản lý công.
  • Ngành Quản lý nhà nước.
  • Ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
  • Ngành Công tác xã hội.
  • Ngành Xã hội học.
  • Ngành Xuất bản, gồm 2 chuyên ngành: Biên tập xuất bản, Xuất bản điện tử.
  • Ngành Truyền thông đại chúng.
  • Ngành Truyền thông đa phương tiện.

Nóm 3 Ngành Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhóm 4 gồm các ngành:

  • Ngành Quan hệ quốc tế, gồm 3 chuyên ngành: Thông tin đối ngoại; Quan
    hệ chính trị và truyền thông quốc tế; Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu.
  • Ngành Truyền thông quốc tế.
  • Ngành Quan hệ công chúng, gồm 2 chuyên ngành: Quan hệ công chúng
    chuyên nghiệp; Truyền thông marketing.
  • Ngành Quảng cáo.
  • Ngành Ngôn ngữ Anh.

Giới thiệu trường

Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview
  • Tên trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Tên viết tắt: AJC
  • Tên tiếng Anh: The Academy of Journalism and Communication
  • Địa chỉ: 36 đường Xuân Thuỷ, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Website: http://www.ajc.hcma.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/ajc.edu.vn

Năm 1962, theo Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trường Tuyên huấn được thành lập. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, trước những yêu cầu khác nhau ở từng giai đoạn phát triển, Trường đã nhiều lần đổi tên:

- Trường Tuyên giáo Trung ương (tháng 01/1962 – tháng 10/1969): Ngày 16/01/1962, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về việc thống nhất: Trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II và Trường Tuyên Giáo thành Trường Tuyên giáo Trung ương, (tiền thân của Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Trường Tuyên giáo Trung ương là một đơn vị thuộc hệ thống trường Đảng, giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương phụ trách trường nàyCũng từ đó, ngày 16/01 hàng năm được lấy làm ngày kỷ niệm thành lập Trường.

- Trường Tuyên huấn Trung ương (tháng 10/1969 – tháng 1/1983): Ngày 09/10/1969, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Thông báo số 11-TB/TW, trong đó ghi rõ: “Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của Trường Tuyên giáo Trung ương hiện nay, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý đề nghị của Ban Tuyên huấn Trung ương: Đổi tên trường Tuyên giáo Trung ương thành trường Tuyên huấn Trung ương.” Ngày 19/12/1982, Hội đồng bộ trưởng đã có công văn số 4670-V10 về việc quy định cho trường Tuyên giáo được hưởng chính sách, chế độ như các trường đại học.

- Trường Tuyên huấn Trung ương I (tháng 01/1983 - tháng 4/1990): Ngày 02/01/1983, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 15-QĐ/TW về công tác các trường Đảng, trong đó quyết định: “Thành lập Trường Tuyên huấn Trung ương I trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương và Trường Nguyễn Ái Quốc V”.

- Trường Tuyên giáo (tháng 4/1990 - tháng 11/1990): Ngày 01/03/1990, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quyết định số 103-QĐ/TW về việc sắp xếp lại hệ thống trường Đảng trực thuộc Trung ương. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định đổi tên trường Tuyên huấn Trung ương I thành trường Tuyên giáoTrường Tuyên giáo trực thuộc Ban Bí thư.

- Trường Đại học Tuyên giáo (tháng 11/1990 - tháng 3/1993): Ngày 20/11/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 406-HĐBT về việc công nhận trường đại học Tuyên giáo. Quyết định ghi rõ: “Công nhận trường Tuyên giáo thành trường đại học và có tên là: Trường Đại học Tuyên giáo; Trường đại học Tuyên giáo trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Về mặt Nhà nước, trường đại học Tuyên giáo chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo, và được hưởng mọi chính sách, chế độ do Nhà nước ban hành cho hệ thống các trường đại học”.

- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (tháng 3/1993 - tháng 8/2005): Nhằm tăng cường vai trò, nhiệm vụ của các trường Đảng trung ương đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, ngày 10/3/1993, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quyết định số 61-QĐ/TW về việc sắp xếp lại các trường Đảng trung ương, chuyển thành Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Quyết định ghi rõ: “Chuyển trường Đại học Tuyên giáo thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.”

- Ngày 02/8/2005, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4335/QĐ-HVCTQG quyết định “chuyển Phân viện Báo chí và Tuyên truyền thành Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.”

Ngày 25/6/2015, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 910/TTg-KGVX về việc bổ sung Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào danh sách các trường xây dựng thành Trường Đại học trọng điểm quốc gia trong mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Học viện đang tổ chức đào tạo trình độ đại học hệ chính quy 41 ngành/chuyên ngành (trong đó có 05 chương trình chất lượng cao, 01 chương trình liên kết đào tạo với Đại học Middlessex của Vương quốc Anh) với hơn 2.000 sinh viên/năm; đào tạo trình độ thạc sĩ 12 ngành/ 20 chuyên ngành với 450 - 550 học viên/năm; đào tạo 6 ngành trình độ tiến sĩ với 30-50 nghiên cứu sinh/năm. Học viện đã mở được hơn 400 lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, quan hệ công chúng và quảng cáo, ngoại ngữ, tin học... với hơn mười ngàn lượt học viên tham gia.

File PDF đề án