Đề án tuyển sinh Học viện Hậu cần (MAL) năm 2024
Học viện Hậu cần tuyển sinh 178 chỉ tiêu dựa trên 4 phương thức xét tuyển như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT.
Phương thức 2: Xét tuyển đối với thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả học bạ THPT (không xét tuyển đối với thí sinh nữ).
Phương thức 4: Xét tuyển từ kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Xét tuyển theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
1. Tổ hợp môn xét tuyển
Học viện xét tuyển theo tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) và A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh).
2. Điều kiện xét tuyển
- Học viện chỉ xét tuyển đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển các trường thuộc nhóm 1 và đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ban TSQS Bộ Quốc phòng.
- Thí sinh đăng ký hồ sơ và tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Trường hợp thí sinh không đủ điều kiện sơ tuyển hoặc đăng ký xét tuyển vào Học viện không phải các trường thuộc nhóm 1 thì không được xét tuyển.
3. Đăng ký xét tuyển
a) Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đào tạo đại học quân sự trên hệ thống (qua Cổng Thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; thí sinh nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
b) Đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất):
- Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào Học viện Hậu cần; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội.
- Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin đăng ký xét tuyển và đăng ký dự thi. Học viện có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin đăng ký xét tuyển và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.
c) Điều chỉnh nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất):
- Đối với thí sinh nam đủ điều kiện sơ tuyển vào các trường nhóm 1, được lựa chọn điều chỉnh nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) xét tuyển vào một trong các học viện, trường như sau:
+ Các học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không - Không quân.
+ Các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.
- Điều chỉnh theo đúng tổ hợp xét tuyển A00 hoặc A01 và nơi đăng ký thường trú phía Bắc hoặc phía Nam.
- Thời gian, phương pháp điều chỉnh thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Quốc phòng.
4. Tổ chức xét tuyển đợt 1
4.1. Điều kiện xét tuyển
Học viện tổ chức xét tuyển vào đào tạo đại học quân sự đối với những thí sinh:
- Có đủ điều kiện tiêu chuẩn về sơ tuyển của các trường thuộc nhóm 1 theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 để lấy kết quả xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào Học viện theo tổ hợp A00 hoặc A01.
4.2.Xét tuyển đợt 1
a) Sau khi kết thúc thời gian đăng ký xét tuyển, Học viện tham khảo thông tin trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT để chuẩn bị phương án tuyển sinh phù hợp.
b) Sau khi kết thúc thời gian thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, Học viện khai thác thông tin trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT để dự kiến điểm trúng tuyển, dự kiến danh sách thí sinh trúng tuyển.
c) Trên cơ sở kết quả đăng ký theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của thí sinh và chỉ tiêu đào tạo, Học viện đề xuất điểm chuẩn, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng.
d) Học viện nộp cơ sở dữ liệu tuyển sinh (theo file máy tính), danh sách kết quả của thí sinh theo thứ tự cao trên, thấp dưới và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển cùng với báo cáo đề nghị điểm chuẩn.
đ) Sau khi có thông báo điểm chuẩn của Ban TSQS Bộ Quốc phòng, Học viện cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển lên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
4.3. Quy định xét tuyển
a) Căn cứ vào tổng điểm thi của thí sinh gồm: tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng tổ hợp xét tuyển A00 hoặc A01, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu tuyển sinh.
b) Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ như sau:
- Tiêu chí 1: Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau thì xét đến tiêu chí 2, thí sinh có điểm thi môn Vật lý cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thi xét đến tiêu chí 3, thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyên.
Trường hợp xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, thì Chủ tịch HĐTS Học viện báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Tổ chức tuyển sinh theo kết quả học bạ THPT (không tuyển thí sinh nữ)
a) Đối tượng
Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông có điểm tổng kết chung từng năm học đạt 7,0 trở lên và điểm tổng kết các môn thuộc tổ hợp xét tuyển A00 hoặc A01 của từng năm học đạt 7,5 trở lên.
b) Nguyên tắc xét tuyển
Căn cứ vào tổng điểm xét tuyển của từng thí sinh và tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển, các thí sinh được xếp loại từ cao xuống thấp; xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu.
c) Tổng điểm xét tuyển
- Sử dụng điểm tổng kết các môn trong học bạ THPT theo các tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký trong hồ sơ sơ tuyển, gồm:
+ Tổ hợp xét tuyển A00 gồm các môn: Toán, Vật lý, Hoá học.
+ Tổ hợp xét tuyển A01 gồm các môn: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
- Tổng điểm xét tuyển là tổng cộng của điểm trung bình tổng kết từng môn trong 3 năm học THPT (theo tổ hợp A00 hoặc A01) cộng với điểm ưu tiên của thí sinh (theo thang điểm 30); điểm trung bình tổng kết từng môn và tổng điểm xét tuyển được làm tròn đến 3 số thập phân.
d) Tiêu chí phụ
Trường hợp nhiều thí sinh có cùng mức tổng điểm xét tuyển, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, xét theo các tiêu chí phụ như sau:
- Tiêu chí 1: Điểm trung bình tổng kết trong 3 năm học THPT môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có điểm trung bình tổng kết trong 3 năm học THPT môn Vật lý cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm trung bình tổng kết trong 3 năm học THPT môn Hóa học (hoặc Tiếng Anh) cao hơn sẽ trúng tuyển
Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Hội đồng tuyển sinh tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ
Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 |
---|---|---|---|
No data |
Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển HSG bậc THPT
1. Quy trình xét tuyển
Thực hiện xét tuyển theo thứ tự: xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển; xét tuyển diện HSG bậc THPT.
1.1. Xét tuyển thẳng
a) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Điểm a, Khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh, như sau:
- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT.
- Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 được xét tuyển thẳng vào Học viện Hậu cần theo các môn (hoặc lĩnh vực) Toán, Vật lý, Hóa học đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng.
b) Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh (không quá 3% so với chỉ tiêu), như sau:
- Đối tượng:
+ Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
+ Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Tiêu chuẩn:
+ Về học lực, thí sinh đạt các tiêu chuẩn:
* Kết quả học tập 3 năm (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt học lực khá trở lên, trong đó điểm tổng kết trung bình môn học năm lớp 12 của 3 môn học theo tổ hợp thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng phải đạt khá trở lên.
* Điểm các bài thi hoặc môn thi xét tốt nghiệp THPT đạt từ 6,5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
+ Về hạnh kiểm (rèn luyện): Xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) các năm học THPT hoặc tương đương của thí sinh phải đạt khá trở lên.
Những thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Giám đốc Học viện quy định.
1.2. Ưu tiên xét tuyển
- Thí sinh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Điểm a, Khoản 2, Điều 8 Quy chế tuyển sinh nhưng không dùng quyền xét tuyển thẳng, được ưu tiên xét tuyển vào các ngành theo nguyện vọng.
- Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 được ưu tiên xét tuyển vào Học viện Hậu cần theo các môn (hoặc lĩnh vực) Toán, Vật lý, Hóa học đoạt giải khuyến khích (hoặc giải tư) trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.
1.3. Xét tuyển HSG bậc THPT
* Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024, đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 và có một trong các điều kiện sau:
- Tham gia kỳ thi HSG bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt giải nhất, nhì, ba các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh.
- Có kết quả điểm bài thi đánh giá năng lực quốc tế SAT từ 1.068 điểm trở lên hoặc tổng điểm trung bình bài thi ACT từ 18 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển).
- Có kết quả điểm ngoại ngữ IELTS 5.5 điểm hoặc TOEFL iBT 55 điểm trở lên (chứng chỉ còn thời hạn sử dụng đến thời điểm xét tuyển).
* Trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển vượt quá chỉ tiêu quy định, thực hiện xét tuyển theo thứ tự: Tuyển thí sinh đạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương); thí sinh có chứng chỉ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế; thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
* Trong trường hợp các thí sinh có cùng điều kiện về điểm xét tuyển, thực hiện như sau:
- Đối với thí sinh đoạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương), tuyển theo thứ tự thí sinh đạt giải cao trở xuống (không phân biệt môn đoạt giải trong tổ hợp xét tuyển).
- Đối với thí sinh có chứng chỉ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, tuyển theo thứ tự thí sinh đạt kết quả cao nhất trở xuống.
2. Tiêu chí phụ
a) Đối tượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; ưu tiên xét tuyển và xét tuyển HSG bậc THPT
Trường hợp có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn được xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, xét tuyển HSG bậc THPT như nhau, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:
- Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết môn học của môn đoạt giải đăng ký xét tuyển trong năm học THPT lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.
Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
b) Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 4, Điều 8 Quy chế tuyển sinh
Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:
- Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có điểm tổng kết của năm lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển.
Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường, tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Tổ chức tuyển sinh theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
a) Đối tượng
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Năm 2024, tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để lấy điểm xét tuyển.
- Xét tuyển đối với thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75 điểm trở lên (thang điểm tối đa 150 điểm).
- Xét tuyển đối với thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh từ 600 điểm trở lên (thang điểm tối đa 1.200 điểm).
b) Nguyên tắc xét tuyển
- Thực hiện xét tuyển theo tổng điểm của thí sinh sau khi được quy đổi (theo thang điểm 30), xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu.
- Tổng điểm đạt được được làm tròn đến 3 chữ số thập phân.
c) Tổng điểm xét tuyển
* Điểm xét tuyển từ kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, tổng điểm đạt được sau khi quy đổi được tính theo công thức:
Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 150)/5.
* Điểm xét tuyển từ Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tổng điểm đạt được sau khi quy đổi được tính theo công thức:
Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 1.200)/40.
d) Tiêu chí phụ
Trường hợp có nhiều thí sinh có cùng mức tổng điểm xét tuyển, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:
+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển..
Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Hội đồng tuyển sinh tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Tổ chức tuyển sinh theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
a) Đối tượng
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT. Năm 2024, tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để lấy điểm xét tuyển.
- Xét tuyển đối với thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75 điểm trở lên (thang điểm tối đa 150 điểm).
- Xét tuyển đối với thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh từ 600 điểm trở lên (thang điểm tối đa 1.200 điểm).
b) Nguyên tắc xét tuyển
- Thực hiện xét tuyển theo tổng điểm của thí sinh sau khi được quy đổi (theo thang điểm 30), xét tuyển từ thí sinh đạt điểm cao nhất đến hết chỉ tiêu.
- Tổng điểm đạt được được làm tròn đến 3 chữ số thập phân.
c) Tổng điểm xét tuyển
* Điểm xét tuyển từ kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, tổng điểm đạt được sau khi quy đổi được tính theo công thức:
Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 150)/5.
* Điểm xét tuyển từ Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tổng điểm đạt được sau khi quy đổi được tính theo công thức:
Tổng điểm đạt được (theo thang điểm 30) = Tổng điểm của thí sinh trong Kỳ thi đánh giá năng lực (theo thang điểm 1.200)/40.
d) Tiêu chí phụ
Trường hợp có nhiều thí sinh có cùng mức tổng điểm xét tuyển, số lượng vượt quá chỉ tiêu quy định, các trường xét theo các tiêu chí phụ như sau:
+ Tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết 3 năm học THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 1 và tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2: Thí sinh có tổng cộng điểm học bạ tổng kết năm học lớp 11 cao hơn sẽ trúng tuyển..
Khi xét đến tiêu chí 3, vẫn còn nhiều thí sinh có điều kiện, tiêu chuẩn xét tuyển như nhau, Hội đồng tuyển sinh tổng hợp, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Tên ngành | Học phí | Chỉ tiêu | Phương thức xét tuyển | Tổ hợp | Điểm chuẩn 2024 | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
No data |
Xem điểm chuẩn của Học viện Hậu cần các năm Tại đây
Trước yêu cầu của cách mạng và nhiệm vụ quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1951, Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần) mở Lớp huấn luyện cán bộ cung cấp đầu tiên do đồng chí Trần Đăng Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp trực tiếp chỉ đạo. Ngày khai giảng lớp học, Bác Hồ đã gửi thư cho cán bộ, học viên, trong thư Người viết: “Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận, cung cấp đủ súng, đạn, đủ cơm áo thì bộ đội mới đánh thắng trận”; đồng thời Người chỉ rõ: “cán bộ cung cấp càng phải làm kiểu mẫu cần, kiệm, liêm, chính”.
Sau 7 năm vừa xây dựng vừa đào tạo cán bộ, từ Lớp huấn luyện cán bộ cung cấp đầu tiên đã phát triển thành Trường sĩ quan Hậu cần (1958) và Học viện Hậu cần (1974). Theo chỉ thị của Bộ Quốc phòng, tháng 8 năm 1980, một bộ phận của Học viện được tách ra để thành lập Trường sĩ quan Hậu cần. Ngày 16 tháng 3 năm 1996, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 257/QĐ-QP hợp nhất Trường sĩ quan Hậu cần và Học viện Hậu cần. Từ tháng 6 năm 1996, Học viện Hậu cần trở thành nhà trường duy nhất đào tạo cán bộ hậu cần, tài chính cho quân đội, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học hậu cần quân sự.
Ngày 28 tháng 4 năm 1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 547/QĐ-QP công nhận ngày 15 tháng 6 năm 1951 – Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho lớp cán bộ cung cấp đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là Ngày truyền thống của Học viện Hậu cần.
Truyền thống vẻ vang của Học viện Hậu cần là tài sản tinh thần quý báu được viết nên bằng mồ hôi công sức, trí tuệ và cả xương máu của lớp lớp các thế hệ đi trước để lại, luôn luôn được kế thừa, bồi đắp trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của Học viện anh hùng. Những giá trị truyền thống đó đã trở thành điểm tựa tinh thần, niềm tự hào, niềm tin sâu sắc, cổ vũ, động viên cán bộ, giáo viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viện cùng đoàn kết, thống nhất, tích cực, chủ động, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ XXI, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự đột phá nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật, tiếp tục tô thắm trang sử vẻ vang của Học viện những thành tích mới, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân.