Xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đối với các thí sinh có kết quả thi từ 75 điểm trở lên theo các tổ hợp khoa học tự nhiên Q01, Q02, Q03
Đối với các mã xét tuyển DS05 (Thiết kế vi mạch và hệ thống nhúng) và DS06 (Công nghệ bán dẫn và Nano) khi sử dụng phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT phải có tổng điểm thi đạt trên 24,0/30,0 điểm trong đó điểm môn Toán đạt trên 8,0/10,0 điểm; đối với các các phương thức xét tuyển khác điểm trúng tuyển quy đổi tương đương với điều kiện trên.
Thí sinh xem thêm thông tin dự tuyển TẠI ĐÂY
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT; năm 2025, tham dự kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh để lấy điểm xét tuyển, đối với đối tượng kỹ sư quân sự phải hoàn thành thủ tục đăng ký sơ tuyển vào Học viện Kỹ thuật quân sự.
- Đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi của ĐHQG Hà Nội, Học viện chỉ thực hiện xét tuyển các thí sinh có kết quả thi theo tổ hợp Khoa học tự nhiên của các tổ hợp Q01, Q02 và Q03.
+ Q01: Vật lý, Hóa học, Sinh học.
+ Q02: Vật lý, Hóa học, Lịch sử.
+ Q03: Vật lý, Hóa học, Địa lý.
Kết quả thi ĐGNL của 2 đại học được quy đổi sang thang điểm 30 điểm để thực hiện xét tuyển chung với các phương thức khác. Việc quy đổi điểm dựa trên phổ điểm thi tốt nghiệp THPT, phổ điểm thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2025 và các kết quả đánh giá học lực của học viên. Học viện sẽ thông báo khi có quyết định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
- Thực hiện quy đổi điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh về thang điểm 30.
- So sánh điểm quy đổi bài thi đánh giá năng lực với điểm từ các tổ hợp theo kết quả trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả nào cao hơn sẽ đưa vào xét tuyển.
Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm thi + Điểm khuyến khích + Điểm ưu tiên.
b) Phương pháp tính tổng điểm xét tuyển
- Tổng điểm đạt được: Là tổng điểm thi của thí sinh (theo kết quả của kỳ thi THPT hoặc kỳ thi đánh giá năng lực) với điểm khuyến khích, được xác định:
Tổng điểm đạt được = Tổng điểm thi + Điểm khuyến khích.
+ Trường hợp Tổng điểm đạt được vượt quá 30 điểm, sẽ được quy về điểm tuyệt đối là 30 điểm.
+ Trường hợp Tổng điểm đạt được dưới 22,5 điểm, không phải quy đổi điểm ưu tiên.
+ Trường hợp Tổng điểm đạt được trên 22,5 điểm, thực hiện quy đổi điểm ưu tiên
- Tổng điểm xét tuyển = Tổng điểm đạt được + Điểm ưu tiên
Nguyên tắc xét tuyển:
- Điểm xét trúng tuyển theo từng chỉ tiêu miền Nam, miền Bắc và giới tính nam, nữ. Không phân biệt tổ hợp đăng ký xét tuyển.
- Điểm xét trúng tuyển là điểm thấp nhất của Tổng điểm xét tuyển xếp từ cao xuống thấp cho đến khi xác định đủ chỉ tiêu.
Tiêu chí phụ xét tuyển:
Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ như sau:
a) Tiêu chí 1: Ưu tiên các thí sinh đạt học sinh giỏi quốc tế, quốc gia và thí sinh diện học sinh giỏi bậc THPT đạt giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương các môn trong tổ hợp xét tuyển, có chứng nhận kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực quốc tế SAT, ACT, IELTS, TOEFL iBT (các thí sinh có điểm khuyến khích cao hơn sẽ trúng tuyển).
b) Tiêu chí 2: Khi xét xong Tiêu chí 1, vẫn có thí sinh bằng điểm và vượt quá chỉ tiêu được giao, thực hiện xét Tiêu chí 2 như sau:
- Ưu tiên sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, thí sinh có điểm quy đổi tương đương cao hơn sẽ trúng tuyển.
- Nếu có nhiều thí sinh có kết quả đánh giá năng lực bằng nhau:
+ Trường hợp các thí sinh bằng điểm đều có kết quả thi của ĐHQG Hà Nội thì thực hiện xét lần lượt theo điểm các thành phần: Toán học và xử lý số liệu,
Ngôn ngữ và văn học và phần khoa học hoặc ngoại ngữ. Điểm phần nào cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Trường hợp các thí sinh bằng điểm đều có kết quả thi của ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh thì thực hiện xét lần lượt theo điểm các thành phần, phần Toán học, tiếng Việt, tiếng Anh và Tư duy khoa học. Điểm phần nào cao hơn sẽ trúng tuyển.
+ Trường hợp trong nhóm bằng điểm có đồng thời kết quả của 2 ĐHQG; Học viện đề xuất phương án, báo cáo Ban TSQS Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
c) Tiêu chí 3: Khi xét xong Tiêu chí 2, vẫn có thí sinh bằng điểm và vượt quá chỉ tiêu được giao, thực hiện xét Tiêu chí 3 như sau: Khi thí sinh có cùng mức điểm thi THPT như nhau thì thực hiện xét lần lượt theo điểm thành phần của các môn trong tổ hợp xét tuyển theo thứ tự Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, tiếng Anh.
Điểm cộng:
Đối tượng 1: Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển (thí sinh không sử dụng quyền xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển hoặc thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế một trong các môn theo tổ hợp xét tuyển).
+ Thí sinh đạt giải nhất nhì, ba và khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh.
+ Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba và giải tư cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia có nội dung phù hợp với chương trình đào tạo tại Học viện được Hội đồng tuyển sinh công nhận.
Đối tượng 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh, đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt lớp 10, lớp 11 và lớp 12 và đạt giải nhất, nhì, ba tại kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố các môn trong tổ hợp xét tuyển (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh).
Đối tượng 3: Thí sinh tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh, đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt lớp 10, lớp 11 và lớp 12 và đạt một trong các chứng nhận kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực:
+ Thí sinh đạt điểm SAT từ 1.068 (tính theo thang điểm 1.600 điểm)
+ Thí sinh đạt điểm ACT từ 18.0 điểm (tính theo thang điểm 36 điểm).
+ Thí sinh đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELTS từ 5.5 điểm.
+ Thí sinh đạt chứng chỉ TOEFL từ 55 điểm.
Các chứng chỉ còn trong hạn sử dụng đến ngày 22/8/2025
Điểm cộng cho các đối tượng:

Thí sinh thuộc nhiều diện cộng điểm khuyến khích chỉ được tính mức điểm khuyến khích cao nhất.