Điểm thi Tuyển sinh 247

Đề án tuyển sinh Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 2024

Đề án tuyển sinh Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (VNUA) năm 2024

Năm 2024, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tuyển sinh 5.991 chỉ tiêu cùng với 4 phương thức xét tuyển

- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ)

- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

- Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp

Phương thức xét tuyển năm 2024

1
Điểm thi THPT

Điều kiện xét tuyển

Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi (môn thi) với thang điểm 10 theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Học viện sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Quy chế

1) Điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển = Điểm thi môn 1 + Điểm thi môn 2 + Điểm thi môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam công nhận và sử dụng kết quả miễn bài thi môn ngoại ngữ tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học chính quy năm 2024. Đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng để miễn bài thi môn ngoại ngữ tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT đồng thời vẫn tham gia thi môn Ngoại ngữ thì Học viện sử dụng kết quả bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển.

Thời gian xét tuyển

Thời gian xét tuyển được thực hiện theo quy định, lịch trình của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
Điểm học bạ

Điều kiện xét tuyển

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với xét tuyển đợt 1) hoặc lớp 12 (đối với xét tuyển đợt 2) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 21-24 điểm trở lên. Riêng nhóm ngành Sư phạm công nghệ thí sinh đạt học lực năm lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên.

Quy chế

1) Điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển = ĐTBcn môn 1 + ĐTBcn môn 2 + ĐTBcn môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó: ĐTBcn  là điểm trung bình cả năm

2) Nguyên tắc xét tuyển

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 02 nguyện vọng (NV) tương ứng 2 nhóm ngành đào tạo và được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên: Học lực đạt loại giỏi hai kỳ tại năm xét tuyển trong các trường THPT; Thí sinh trúng tuyển có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm trúng tuyển theo mức từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu còn lại của từng nhóm ngành của phương thức này. Đối với các thí sinh có điểm bằng nhau xét tuyển ở cuối danh sách thì xét theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là không điểm. Thí sinh trúng tuyển NV1 sẽ không được xét tuyển NV2. Thí sinh không trúng tuyển vào NV2 đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu. Thí sinh có thể được xem xét chuyển ngành/chuyên ngành trong thời gian học tập theo quy định.

Trong phương thức xét tuyển này, thí sinh đạt học lực loại giỏi ít nhất hai kỳ trong các năm học tại trường THPT được ưu tiên xét tuyển thẳng vào chuyên ngành học ưa thích.

Thời gian xét tuyển

- Nhận hồ sơ xét tuyển

  • Đợt 1: 01/03 - 10/05/2024
  • Đợt 2: 15/05 – 20/06/2024

- Thông báo kết quả xét tuyển

  • Đợt 1: 11/05 - 15/05/2024
  • Đợt 2: 25/06 - 28/06/2024

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
3
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

(1) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ hoặc thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ hoặc thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được nhận vào học các ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp và Thủy sản và các nhóm ngành khác khi có học lực đạt loại khá ít nhất 1 năm tại các trường THPT.

(2) Thí sinh là người nước ngoài hoặc thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt (hoặc Tiếng Anh đối với các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Thời gian xét tuyển

Thời gian xét tuyển được thực hiện theo quy định, lịch trình của Bộ GD&ĐT và theo Đề án tuyển sinh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

 

4
Điểm xét tuyển kết hợp

Đối tượng

1) Đối tượng 1

Thí sinh đạt học lực loại khá năm lớp 11 hoặc lớp 12 tại các trường THPT và có điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương khác do Bộ GD&ĐT công bố

2) Đối tượng 2

Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) kết hợp với kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2024, cộng điểm ưu tiên (nếu có)

Điều kiện xét tuyển

1) Đối tượng 1

Thí sinh đạt học lực loại khá năm lớp 11 hoặc lớp 12 tại các trường THPT và có điểm kết quả thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế tương đương khác do Bộ GD&ĐT công bố

2) Đối tượng 2

Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) kết hợp với kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2024, cộng điểm ưu tiên (nếu có)

Quy chế

1) Điểm xét tuyển

1.1) Đối tượng 1

Điểm xét tuyển = ĐTBcn đạt học lực khá x 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

- Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định

1.2) Đối tượng 2

Điểm xét tuyển = Điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển + Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2024 + điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó:

- Điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 với thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển;

- Điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức Công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2024 tối đa là 2 điểm. Và Tổng điểm đạt được (gồm điểm học tập theo tổ hợp xét tuyển cộng với điểm quy đổi kết quả cuộc thi Kiến thức công nghệ và Khởi nghiệp sáng tạo VNUA 2024) không vượt quá 30 điểm. Trường hợp tổng điểm đạt được vượt quá 30 điểm thì sẽ chỉ được tính 30 điểm để xét tuyển.

- Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định

2) Nguyên tắc xét tuyển

-  Thí sinh chỉ được chọn 1 trong 2 tiêu chí xét tuyển kết hợp trên.

-  Thí sinh đăng ký xét tuyển theo nhóm ngành với tối đa 01 nguyện vọng (NV) tương ứng 01 nhóm ngành đào tạo. Học viện xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Thí sinh không trúng tuyển vào NV đã đăng ký thì tiếp tục được xét tuyển vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu. Đối với các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau ở cuối danh sách thì xét theo thứ tự ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thí sinh có thể được xem xét chuyển ngành trong thời gian học tập theo quy định.

Thời gian xét tuyển

- Nhận hồ sơ xét tuyển: 25/06 – 30/07/2024

- Thông báo kết quả xét tuyển: Cùng đợt xét tuyển của Bộ Giáo dục và đào tạo

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn Học viện Nông nghiệp Việt Nam các năm Tại đây

Học phí

Thực hiện theo lộ trình và quy định của Nhà nước dao động mức học phí của Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2023 sẽ dao động từ 11,60 triệu đồng/năm - 19,80 triệu đồng/năm cho chương trình chuẩn tùy từng nhóm ngành khác nhau.
 

Giới thiệu trường

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Preview
  • Tên trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Tên tiếng anh: Vietnam National University of Agriculture
  • Tên viết tắt: VNUA
  • Địa chỉ: Thị trấn Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội
  • Website: https://vnua.edu.vn/

Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 53/NĐ-NL của Bộ Nông Lâm, là 1 trong 3 trường đại học đầu tiên của nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” được thành lập sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc

Khi mới thành lập, Trường trực thuộc Bộ Nông Lâm, có 3 khoa với 4 chuyên ngành đào tạo: Khoa Nông học gồm hai ngành: trồng trọt và cơ khí hóa nông nghiệp; Khoa Chăn nuôi Thú y có ngành Chăn nuôi - Thú y; Khoa Lâm học có ngành Lâm học. Đội ngũ CBGD của trường lúc đó có 27 người. Thầy Bùi Huy Đáp được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường cùng 2 thầy Phó Giám đốc là thầy Nguyễn Đăng và thầy Lương Định Của.

Sau 2 năm thành lập, tháng 12/1958, Chính phủ ra Quyết định sáp nhập Viện Khảo cứu trồng trọt, Viện Khảo cứu chăn nuôi, Phòng Nghiên cứu gỗ, Phòng Nghiên cứu Lâm sinh với Trường Đại học Nông Lâm thành Học viện Nông Lâm nhằm tập trung sức lực, trí tuệ của cán bộ và khả năng sử dụng hiệu quả trang thiết bị, đồng thời gắn liền hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất.

Từ năm học 1959-1960, Học viện Nông Lâm được chuyển về cơ sở mới ở xã Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (tỉnh Bắc Ninh). Ngày 24/12/1960 Học viện đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho sinh viên khóa I và vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng về dự.

Đến năm 1963, trước đòi hỏi mới của đất nước, Học viện Nông Lâm được tách ra thành Trường Đại học Nông nghiệp và Viện Khoa học Nông nghiệp. Đầu năm 1963, Trường Đại học Nông nghiệp đã có 5 khoa với 10 chuyên ngành đào tạo. Số lượng sinh viên đã lên tới trên 3000.

Ngày 14/8/1967, Chính phủ ra quyết định đổi tên Trường Đại học Nông nghiệp thành Trường Đại học Nông nghiệp I, đồng thời với việc san sẻ một phần lực lượng cán bộ và cơ sở vật chất của Trường để thành lập Trường Đại học Nông nghiệp II (đóng tại Hà Bắc).

Năm 1969, Trường lại một lần nữa san sẻ lực lượng góp phần xây dựng Trường Đại học Nông nghiệp III (đóng tại Bắc Thái).

Năm 1977, Trường được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo Phó tiến sĩ, mở đầu cho việc đào tạo sau đại học của Trường.

Đầu năm 1982, Trường Đại học Nông nghiệp I được mang tên người anh hùng dân tộc Cu Ba Hôxê Mácti như một sự ghi nhận của Nhà nước ta đối với sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình chí nghĩa của Chính phủ và nhân dân Cu Ba đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng CNXH ở nước ta.

Năm 1984, Trường Đại học Nông nghiệp I chuyển từ Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý.

Ngày 6/9/2004, Trường Đại học Nông nghiệp I được Chính phủ công nhận là một trong 14 trường trọng điểm Quốc gia.

Ngày 24/03/2008 Thủ tướng CP ra QĐ (283/QĐ-TTg) đổi tên Trường Đại học Nông nghiệp I thànhTrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Ngày 28/3/2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội theo Quyết định 441/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 17/6/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 873/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017 với mục tiêu chung là Học viện chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu trở thành Đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đồng thời bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại Học viện.