Điểm thi Tuyển sinh 247

Đề án tuyển sinh Học viện Tòa án 2024

Đề án tuyển sinh Học viện Tòa án (VCA) năm 2024:

Học viện Tòa án tuyển sinh 360 chỉ tiêu, theo các nhóm phương thức:

- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phương thức 2:  Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT

- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng

Phương thức xét tuyển năm 2024

1
Điểm thi THPT

Đối tượng

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

Chỉ tiêu

Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT: 145 chỉ tiêu

Điều kiện xét tuyển

- Thí sinh đạt sơ tuyển theo quy định của Học viện Tòa án;

- Thi sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào theo quy định của Học viện Tòa án;

- Các tổ hợp xét tuyến: A00, A01, C00, D01

Quy chế

1) Nguyên tắc xét tuyển

- Chỉ tiêu tuyển sinh đối với tuyển sinh chính quy đại học được phân bổ dựa trên các tiêu chí sau:

  • Phương thức tuyển sinh
  • Vùng tuyển sinh (Phía Nam: gồm các tỉnh từ Quảng Trị trở vào; phía Bắc: gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở ra)
  • Giới tính (nam, nữ)
  • Tổ hợp xét tuyển.

2) Sơ tuyển

- Nội dung sơ tuyển:

  • Kiểm tra hồ sơ đăng ký sơ tuyển và bản thân thí sinh theo quy định về sơ tuyển của Học viện Tòa án.
  • Phiếu sơ tuyển được lập thành 02 bản (có chữ ký của Trưởng Ban sơ tuyển và đóng dấu của Tòa án nhân dân tỉnh đã sơ tuyển): 01 bản cấp cho thí sinh để nộp về Học viện theo Thông báo, 01 bản lưu tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã sơ tuyển.

- Các mẫu Đơn đăng ký sơ tuyển, Lý lịch tự khai, Phiếu sơ tuyển được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Học viện Tòa án: hocvientoaan.edu.vn

- Căn cứ tình hình thực tế sau khi kết thúc việc sơ tuyển, Học viện Tòa án có thể trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét quyết định tổ chức sơ tuyển bổ sung (nếu cần thiết).

3) Quy tắc xét tuyển

- Những thí sinh ở cuối danh sách có điểm bằng với điểm trúng tuyển nhưng nếu xét hết số thí sinh này thì sẽ vượt chỉ tiêu tuyển sinh, khi đó việc xét tuyển phải sử dụng đến tiêu chí phụ và lần lượt được ưu tiên xét theo thứ tự sau:

  • Ưu tiên 1: thí sinh có tổng điểm theo tổ hợp đăng ký xét tuyển cao hơn, không tính đến điểm ưu tiên (áp dụng đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT và phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024)
  • Ưu tiên 2: thí sinh có điểm thi môn chính của từng tổ hợp xét tuyển cao hơn: môn Toán (A00), Văn (C00), môn Tiếng anh (A01 và D01).

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
Điểm học bạ

Đối tượng

Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024

Chỉ tiêu

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập cấp THPT (Học bạ): 145 chỉ tiêu

Điều kiện xét tuyển

- Thí sinh đạt sơ tuyển theo quy định của Học viện Tòa án.

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào theo quy định của Học viện Tòa án.

- Các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01.

Quy chế

1) Nguyên tắc xét tuyển

- Chỉ tiêu tuyển sinh đối với tuyển sinh chính quy đại học được phân bổ dựa trên các tiêu chí sau:

  • Phương thức tuyển sinh
  • Vùng tuyển sinh (Phía Nam: gồm các tỉnh từ Quảng Trị trở vào; phía Bắc: gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở ra)
  • Giới tính (nam, nữ)
  • Tổ hợp xét tuyển.

2) Quy tắc xét tuyển

Học viện Toà án chỉ xét tuyển đối với những thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 và xét tuyển theo kết quả học tập từ cao xuống thấp đối với những thí sinh đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Có tổng điểm trung bình cộng ba năm (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của 03 môn thuộc một trong những tổ hợp các môn dùng để xét tuyển (A00, A01, C00, D01) đạt từ 22,0 điểm trở lên;

(2) Có điểm tổng kết chung của năm học lớp 11 và lớp 12 đều đạt 8.0 trở lên và xếp loại hạnh kiểm của các năm học lớp 10, 11 và 12 đều đạt loại hạnh kiểm tốt.

2) Sơ tuyển

- Nội dung sơ tuyển:

  • Kiểm tra hồ sơ đăng ký sơ tuyển và bản thân thí sinh theo quy định về sơ tuyển của Học viện Tòa án.
  • Phiếu sơ tuyển được lập thành 02 bản (có chữ ký của Trưởng Ban sơ tuyển và đóng dấu của Tòa án nhân dân tỉnh đã sơ tuyển): 01 bản cấp cho thí sinh để nộp về Học viện theo Thông báo, 01 bản lưu tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã sơ tuyển.

- Các mẫu Đơn đăng ký sơ tuyển, Lý lịch tự khai, Phiếu sơ tuyển được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Học viện Tòa án: hocvientoaan.edu.vn

- Căn cứ tình hình thực tế sau khi kết thúc việc sơ tuyển, Học viện Tòa án có thể trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét quyết định tổ chức sơ tuyển bổ sung (nếu cần thiết).

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm học bạ

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
3
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

- Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cử tham gia đối với các môn sau: Văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí.

- Thí sinh thuộc các huyện nghèo và dân tộc ít người như sau: Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ; Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh theo nội thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

Chỉ tiêu

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8): 20 chỉ tiêu

Điều kiện xét tuyển

- Thí sinh đạt sơ tuyển theo quy định của Học viện Tòa án.

- Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024.

- Các điều kiện thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định trong Đề án tuyển sinh đại học năm 2024 của Học viện Tòa án.

Quy chế

- Chỉ tiêu tuyển sinh đối với tuyển sinh chính quy đại học được phân bổ dựa trên các tiêu chí sau:

  • Phương thức tuyển sinh
  • Vùng tuyển sinh (Phía Nam: gồm các tỉnh từ Quảng Trị trở vào; phía Bắc: gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở ra)
  • Giới tính (nam, nữ)
  • Tổ hợp xét tuyển.

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn Học viện Tòa án các năm Tại đây

Học phí

Học viện Tòa án thu học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Giới thiệu trường

Học viện Tòa án
Preview
  • Tên trường: Học viện Tòa án
  • Tên viết tắt: Vietnam Court Academy 
  • Tên tiếng Anh: VCA
  • Địa chỉ: Đường 282, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
  • Website: http://hvta.toaan.gov.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/hocvientoaan

Ngay từ những ngày đầu giành chính quyền, sau khi các Toà án được thiết lập theo Sắc lệnh số 13/SL ngày 13/9/1945, cùng với hoạt động của Toà án, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ Toà án cũng được hình thành và phát triển. Năm 1960, Trường Tư pháp Trung ương được thành lập trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao (sau đổi tên thành Trường Cán bộ Tòa án, Trường Cao đẳng Tòa án, có trụ sở tại Hà Nội, nay là trụ sở Trường Đại học Luật Hà Nội). Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Trường Cán bộ Tòa án cơ sở 2 được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1982, do yêu cầu nhiệm vụ chung, TANDTC đã chuyển giao công tác quản lý các Tòa án địa phương về tổ chức sang Bộ Tư pháp nên Trường Cao đẳng Tòa án cũng được sáp nhập với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Trường đại học Luật Hà Nội) trực thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp. Chương trình đào tạo của Trường có thời gian là 48 tháng, người học được trang bị hệ thống kiến thức về pháp luật cơ bản chung nhất, sau khi tốt nghiệp các học viên được cấp bằng Cử nhân Luật và một số được tuyển dụng làm việc tại toà án, đây là nguồn để Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán toà án các cấp theo quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992.

Từ khi sáp nhập, tuy không còn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nhưng trong giai đoạn này, việc tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, kỹ năng xét xử xét xử vẫn được duy trì thường xuyên qua các Hội nghị chuyên đề.

Năm 1994, Trường Cán bộ Tòa án trực thuộc TANDTC được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn thành lập lại theo Nghị quyết số 210/UBTVQH khóa IX ngày 20-5-1994 và Quyết định thành lập số 100/TCCB ngày 23-8-1994 của Chánh án TANDTC.

Tại phiên họp ngày 21/12/2012 của Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị đã có kết luận: Đồng ý để Tòa án nhân dân tối cao được đào tạo nghề Thẩm phán và đào tạo bậc đại học chuyên ngành, tiến tới thành lập Học viện Tòa án. (Thông báo số 116/TB/TW ngày 27/12/2012 của Bộ Chính trị).

File PDF đề án