Điểm thi Tuyển sinh 247

Đề án tuyển sinh Trường Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2024

Đề án tuyển sinh Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (UEB) năm 2024:

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu, trường tuyển sinh theo các nhóm phương thức:

- Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Phương thức 2: Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực học sinh bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức

- Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp

  • Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
  • Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT và kết hợp phỏng vấn

- Phương thức 4: Xét tuyển chứng chỉ quốc tế

  • Xét tuyển kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ)
  • Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing)
  • Xét tuyển chứng chỉ quốc tế A-Level

- Phương thức 5: Ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng

Phương thức xét tuyển năm 2024

1
Điểm thi THPT

Đối tượng

1) Đối tượng chung

 

- Thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; 

- Thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật

2) Đối tượng thoe phương thức

Điều kiện xét tuyển

Trường Đại học Kinh tế sẽ thông báo cụ thể ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Quy chế

Thí sinh sử dụng 04 tổ hợp xét tuyển theo quy định của Nhà trường để đăng ký xét tuyển: A01, D01, D09, D10

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
Điểm ĐGNL HN

Đối tượng

1) Đối tượng chung

- Thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; 

- Thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật

Điều kiện xét tuyển

- Kết quả thi ĐGNL học sinh bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm.

- Điểm trung bình chung môn Tiếng Anh mỗi học kỳ trong 5 học kỳ bậc THPT (lớp 10, lớp 11 và Học kỳ 1 lớp 12) đạt tối thiểu 7.0 hoặc có chứng chỉ IELTS đạt từ 5.5 trở lên hoặc có chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 72 trở lên.

Quy chế

1) Nguyên tắc xét tuyển

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 2 nguyện vọng vào Trường và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HN

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
3
Điểm xét tuyển kết hợp

Đối tượng

1) Đối tượng chung

- Thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; 

- Thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật

Điều kiện xét tuyển

1) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

- Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS đạt từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT đạt từ 72

- Yêu cầu điểm của 4 kỹ năng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế:

Chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế Điểm tối thiểu của mỗi kỹ năng
Nghe Nói Đọc Viết
IELTS 4.5 4.5 4.5 4.5
TOEFL iBT 15 15 15 15

2) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT và kết hợp phỏng vấn

- Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đáp ứng ngưỡng đầu vào sau:

Ngành IELTS TOEFL iBT
Kinh tế quốc tế 6.5 88
Quản trị kinh doanh  6.5 88
Tài chính ngân hàng 5.5 72
Kinh tế 5.5 72
Kế toán 5.5 72
Kinh tế phát triển 5.5 72

- Kết quả học tập: Điểm trung bình chung 5 học kỳ bậc THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển (Toán + Văn/Vật lý/Địa/Sử) đạt từ 15.0 điểm trở lên.

Quy chế

1) Tổ hợp xét tuyển

1.1) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

- Thí sinh sử dụng 04 tổ hợp xét tuyển theo quy định của Nhà trường để đăng ký xét tuyển: A01, D01, D09, D10

2) Nguyên tắc xét tuyển

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 2 nguyện vọng vào Trường và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp

4
Chứng chỉ quốc tế

Đối tượng

1) Đối tượng chung

- Thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; 

- Thí sinh đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật

Điều kiện xét tuyển

1) Xét tuyển kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ)

- Kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 trở lên

2) Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing)

Kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 22/36, trong đó các điểm thành phần môn Toán (Mathematics) ≥ 35/60 và môn Khoa học (Science) ≥22/40

3) Xét tuyển chứng chỉ quốc tế A-Level

(1) Chứng chỉ A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge (Anh): Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60).

(2) Chứng chỉ A-Level của Tổ chức Pearson Edexcel: Thí sinh cần đạt 7/9 điểm trở lên.

Quy chế

1) Nguyên tắc xét tuyển

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 2 nguyện vọng vào Trường và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Chứng chỉ quốc tế

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
5
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

1) Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

Thí sinh đạt giải ba trở lên một trong các kỳ thi sau:

  • Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc tế hoặc quốc gia
  • Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế hoặc cấp quốc gia.

2) Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của ĐHQGHN

Thí sinh đạt giải ba trở lên một trong các kỳ thi sau:

  • Kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế.
  • Kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN hoặc kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN

3) Các tài năng thể thao đăng kí xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh

- Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục thể dục thể thao hoặc các Liên đoàn thể thao quốc gia xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức theo cấp độ, quy mô giải như sau:

  • (1) Đại hội Olympic.
  • (2) Vô địch thế giới từng môn thể thao.
  • (3) Cúp thế giới.
  • (4) Đại hội thể thao Châu Á (ASIAD).
  • (5) Đại hội Olympic trẻ.
  • (6) Giải vô địch Châu Á.
  • (7) Cúp Châu Á.
  • (8) Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games).
  • (9) Giải vô địch Đông Nam Á từng môn thể thao

Điều kiện xét tuyển

1) Các tài năng thể thao đăng kí xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh

1.1) Xét tuyển hồ sơ

- Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Thể dục Thể thao hoặc các liên đoàn thể thao quốc gia xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức và có văn bằng tốt nghiệp tương đương văn bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của Việt Nam.

1.2) Xét tuyển hồ sơ kết hợp phỏng vấn

- Vận động viên đã từng đạt huy chương tại tại một trong các giải thể thao sau: các giải thể thao học sinh phổ thông cấp tỉnh, thành phố; Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc; đại hội thể thao toàn quốc; các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế.

- Vận động viên nước ngoài đã từng đạt huy chương tại các giải thể thao của thành phố, bang, quốc gia được xét tuyển theo quy định của Đại học Quốc Gia Hà Nội và các quy định hiện hành, tự nguyện tham gia học và đóng học phí theo quy định của chương trình

Quy chế

1) Nguyên tắc xét tuyển

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 2 nguyện vọng vào Trường và phải xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội các năm Tại đây

Học phí

1. Sinh viên đại học chính quy trong nước (theo định mức KTKT được phê duyệt):

Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2024 như sau: 

+ Năm học 2024-2025: 4.400.000 đồng/tháng (tương đương 44.000.000 đồng/năm)

+ Năm học 2025-2026: 4.600.000 đồng/tháng (tương đương 46.000.000 đồng/năm)

+ Năm học 2026-2027: 4.800.000 đồng/tháng (tương đương 48.000.000 đồng/năm)

+ Năm học 2027-2028: 5.000.000 đồng/tháng (tương đương 50.000.000 đồng/năm)

2. Sinh viên đại học chính quy (ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao):

Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2024: 98.000.000 đồng/sinh viên/ khóa học (tương ứng 2.450.000 đồng/tháng; 726.000 đồng/tín chỉ).

Giới thiệu trường

Trường Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Preview
  • Tên trường: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Tên viết tắt: UEB
  • Tên tiếng Anh: VNU University of Economics and Business
  • Địa chỉ: Nhà E4, 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Website: http://ueb.vnu.edu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/ueb.edu.vn

Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: University of Economics and Business - Vietnam National University, Hanoi) được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.

Hiện nay, Trường ĐHKT là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi các chương trình đào tạo từ hệ chuẩn sang hệ chất lượng cao, và xây dựng các chương trình đào tạo theo định mức kinh tế kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đào tạo bậc đại học của xã hội. Nhà trường đã tiên phong chuyển đổi 06 CTĐT CLC TT23 sang xác định học phí theo định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng mới 01 CTĐT liên ngành (Kinh tế và Quản lý) theo định mức kinh tế kỹ thuật. Hiện tại, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đang đào tạo 08 CTĐT bậc cử nhân (06 CTĐT chính quy và 02 CTĐT liên kết), 10 CTĐT bậc thạc sĩ, 05 CTĐT bậc tiến sĩ. Đồng thời, để tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ về kinh phí của một số CTĐT, Nhà trường đã mở mới chương trình Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính, Thạc sĩ Quản lý công (Liên kết với ĐH Uppsala - Thụy Điển, do ĐHQGHN cấp bằng) và một số chương trình khác. 

Ngày 5/6/2024, Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) đã công kết quả Bảng xếp hạng đại học thế giới QS World University Rankings 2025 (QS WUR 2025). Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã có sự gia tăng mạnh mẽ lên vị trí trong nhóm 851-900 các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo tiêu chí xếp hạng của QS WUR (so với lần xếp hạng trước là nhóm 951-1000).

File PDF đề án