Đề án tuyển sinh Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế năm 2024

➤ Thông tin tuyển sinh Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế năm 2024 đầy đủ và chi tiết nhất

Tải về đề án tuyển sinh

Trường: Đại học Đại Học Sư Phạm – Đại Học HuếXem điểm chuẩn

Mã trường: DHS

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ NĂM 2023:

1. Tuyển sinh chính quy trình độ đại học

1.1. Đối tượng tuyển sinh

Theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (viết tắt là Bộ GDĐT) và Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy của Đại học Huế ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-ĐHH ngày 23/02/2023 của Giám đốc Đại học Huế.

1.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

1.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

1.3.1. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

1.3.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện xét tuyển

1.3.2.1. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) (PTI)

Nhà trường sử dụng kết quả học tập của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 để xét tuyển với điều kiện: điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung của môn học đó (làm tròn đến một chữ số thập phân). Cách tính điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển (gọi là Điểm M) được tính theo công thức như sau:

- Xét tuyển trình độ đại học dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT: thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên; xếp loại hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) từ loại khá trở lên.

- Điều kiện xét tuyển vào các ngành đào tạo bằng tiếng Anh: Người học phải có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt mức tối thiểu: Học kì 1 lớp 12 môn Tiếng Anh đạt 6,5 điểm trở lên; hoặc bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam; hoặc các chứng chỉ tương đương (A2, IELTS: 3.5, TOEIC: 400, TOEFL ITP: 400, TOEFL CBT: 96, TOEFL IBT: 40, Cambridge Test: 45-64 PET hoặc 70-89 KET).

- Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

b) Đối với các ngành còn lại (Hệ thống thông tin; Tâm lý học giáo dục)

Tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đạt từ 18.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên
đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

1.3.2.2. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (PT2)

a) Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên

- Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT tối thiểu bằng điểm trung bình cộng tổ hợp các bài thi/môn thi theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.

- Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm thi của các môn đó trong kỳ thi TN THPT năm 2023;

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT.

- Xếp loại hạnh kiểm của thí sinh lớp 12 (theo học bạ) đạt từ loại khá trở lên.

b) Đối với các ngành còn lại (Hệ thống thông tin; Tâm lý học giáo dục)
Công bố điểm xét tuyển sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

1.3.2.3. Xét tuyển dựa vào điểm học bạ hoặc dựa vào điểm thi TN THPT năm 2023 kết hợp với điểm đánh giá năng lực các môn năng khiếu (PT3)

a) Ngoài môn văn hoá, thí sinh phải thi đánh giá năng lực các môn năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức để lấy kết quả xét tuyển.

b) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi TN THPT năm 2023 kết hợp
với kết quả thi các môn năng khiếu

- Điểm môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm thi TN THPT năm 2023.

- Điểm môn văn hóa phải thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GDĐT.

c) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm học bạ kết hợp với kết quả thi tuyển năng khiếu

- Điểm môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung môn
học đó của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Cách tính điểm môn văn hóa theo công thức Điểm M được nêu ở PT1.

- Đối với ngành Giáo dục Mầm non: Điều kiện xét tuyển dựa vào điểm học bạ là
học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

- Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Điều kiện xét tuyển dựa vào điểm học bạ là
học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên. Trong trường hợp thí sinh có điểm thi các môn năng khiếu đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điều kiện xét tuyển là điểm môn văn hoá phải ≥ 5,0.

d) Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (chưa nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (nếu có) phải ≥18,0.

1.3.2.4. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành (PT4)

a) Tuyển thẳng

Thí sinh được xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 8 của Quy chế  tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

b) Ưu tiên xét tuyển

Ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

1.3.2.5. Xét tuyển theo phương thức riêng của Trường (PT5)

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ưu tiên xét tuyển vào các ngành phù hợp
đối với thí sinh thỏa mãn một trong các tiêu chí sau (số lượng trúng tuyển lấy theo thứ tự từ i) đến vii), xếp hạng giải từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng, vượt quá chỉ tiêu sẽ xét đến điểm tốt nghiệp THPT, điểm trung bình năm học lớp 12):

i) Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì hoặc Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, đã tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 đạt loại giỏi trở lên được ưu tiên xét tuyển vào các ngành phù hợp (môn đoạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển của ngành đăng kí xét tuyển).

ii) Thí sinh đoạt một trong các giải Vàng, Bạc, Đồng (hoặc các giải thưởng tương
đương) trong các cuộc thi âm nhạc/mỹ thuật cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 đạt từ loại giỏi trở lên được ưu tiên xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non.

ii) Thí sinh đoạt một trong các giải Vàng, Bạc, Đồng (hoặc các giải thưởng tương
đương) trong các cuộc thi âm nhạc cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên, đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 đạt từ loại khá trở lên được ưu tiên xét tuyển vào ngành Sư phạm Âm nhạc.

iv) Học sinh trường THPT chuyên có học lực lớp 12 đạt loại giỏi được ưu tiên xét
tuyển vào ngành phù hợp với môn chuyên trong chương trình học THPT.

v) Học sinh THPT đạt xếp loại giỏi ba năm liên tục (các lớp 10, 11 và 12).

vi) Ưu tiên xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp
THPT năm 2023: Nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (còn thời hạn công nhận tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS > 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP > 500 và có môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển điểm thi THPT 2023 thì: điều kiện xét tuyển của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên là tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định. Đối với các ngành còn lại, điều kiện xét tuyển là tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0.

vii) Ưu tiên xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm học bạ: Nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (còn thời hạn công nhận tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP > 500 và có môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển kết quả học tập THPT thì điều kiện xét tuyển của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên là: Học lực 10 năm lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên; hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) xếp loại khá trở lên và tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0; Đối với các ngành còn lại: tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0.

1.3.2.6. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của các trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (PT6)

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của các trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh sẽ được đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy của Trường với điều kiện:

a) Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên: thí sinh đạt xếp loại hạnh kiểm lớp 12
(theo học bạ) từ loại khá trở lên.

- Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 19,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Đối với ngành Giáo dục Mầm non, ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa + 1/3 điểm ưu tiên) ≥ 6,33 điểm.

- Riêng đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn
xét tuyển phải đạt từ 18,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa +1/3 điểm ưu tiên) ≥ 6,0 điểm.

b) Đối với các nhóm ngành còn lại: tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 15.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành, theo từng phương thức tuyển sinh

 

1.5. Ngưỡng đầu vào

1.5.1 Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Căn cứ trên điểm sàn xét tuyển đối với ngành đào tạo giáo viên, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển và các yêu cầu về ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ GDĐT ở kỳ tuyển sinh năm 2023.
1.5.2 Đối với các ngành đào tạo khác (ngoài sư phạm): từ 18,0 điểm trở lên đối với phương thức xét học bạ và từ 15,0 điểm trở lên đối với phương thức xét điểm thi (đã cộng điểm ưu tiên nếu có).

1.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào các ngành của Trường sử dụng trong xét tuyển

- Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên: Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

- Đối với thí sinh sử dụng PT3 để xét tuyển (điểm môn văn hóa kết hợp thi môn năng khiếu), phải đảm bảo ngưỡng điểm văn hóa theo quy định, cụ thể: (Điểm văn hóa +1/3 điểm ưu tiên) ≥ 1/3 tổng số điểm 03 môn xét tuyển.

- Chỉ tiêu chính thức sẽ được công bố sau khi có công văn giao chỉ tiểu tuyển sinh năm 2023 của Bộ GDĐT. Đây là cơ sở để Nhà trường thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên nhập học có đăng ký hưởng Nghị định 116/2020/NĐ-CP (chỉ tiêu nhu cầu xã hội). Căn cứ số lượng sinh viên đăng ký hưởng Nghị định 116 theo thực tế, Nhà trường thành lập Hội đồng để xét chọn theo các tiêu chí và lấy kết quả từ trên xuống cho đến khi hết chỉ tiêu được giao. Sinh viên không thuộc diện được hỗ trợ chính sách Nghị định 116 thì không được hỗ trợ chi phí sinh hoạt và thực hiện đóng học phí theo quy định.

- Trường sẽ tổ chức xét tuyển theo chỉ tiêu từng phương thức đã công bố.

Phương thức xét tuyển nào sau khi xét hết số lượng thí sinh đăng kí mà vẫn còn thừa chỉ tiêu sẽ được chuyển chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển khác có nhu cầu tuyển sinh trong tổng số chỉ tiêu đã được xác định.

1.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức, điều kiện nhận hồ sơ dự tuyển/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển

1.7.1. Thời gian, hình thức: Thực hiện theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Huế.

1.7.2. Điều kiện nhận hồ sơ dự tuyển/dự thi: thí sinh thỏa mãn điều kiện xét tuyển theo quy định tại mục 1.3.2.

1.7.3. Thông tin về kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực năm 2023 (bao gồm cả các môn năng khiếu)

1.7.3.1. Kỳ thi đánh giá năng lực các môn thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức

a. Đối tượng, điều kiện dự thi và phạm vi áp dụng

- Đối tượng dự thi: Thí sinh là học sinh lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT (hoặc
tương đương), có nhu cầu thi đánh giá năng lực các môn năng khiếu để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

- Điều kiện dự thi:

+ Có hồ sơ đăng kí dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi theo quy định.
+ Có đủ sức khỏe, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị cấm thi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lưu ý: Kết quả thi đánh giá năng lực các môn năng khiếu do Trường tổ chức được công bố qua website tuyensinh.dhsphue.edu.vn và gửi về email thí sinh (nếu có).

- Phạm vi áp dụng: Chứng nhận kết quả thi chỉ có giá trị xét tuyển đại học, cao
đẳng trong cùng năm tuyển sinh.

b. Nội dung thi

Ngành Giáo dục mầm non: M

Ngành Sư phạm Âm nhạc: N

c. Thời gian đăng ký dự thi và tổ chức thi đánh giá năng lực các môn năng khiếu

- Thời gian đăng ký:

+ Đợt 1: Từ ngày 20/03/2023 đến ngày 20/4/2023
+ Đợt 2: Từ ngày 20/05/2023 đến ngày 10/6/2023
+ Đợt 2 bổ sung: Dự kiến từ ngày 01/7/2023 đến ngày 10/7/2023

- Thời gian tổ chức thi:

+Đợt 1: Từ ngày 13/5/2023 đến ngày 14/5/2023
+ Đợt 2: Từ ngày 16/6/2023 đến ngày 18/6/2023
+ Đợt 2 bổ sung: Dự kiến từ ngày 28/7/2023 đến ngày 30/7/2023

Thời gian công bố kết quả

+ Đợt 1: Dự kiến ngày 20/5/2023
+ Đợt 2: Dự kiến ngày 25/6/2023.
+ Đợt 2 bổ sung: Dự kiến ngày 07/8/2023.

1.7.3.2. Kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế công nhận và sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực các môn văn hoá của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy (xem mục 1.3.2.6).

Thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho bộ phận tuyển sinh của Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế để đăng ký xét tuyển.

Mọi thông tin chi tiết về kỳ thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thí sinh đăng nhập vào các website:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: https://tuyensinh.hnue.edu.vn,

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: https://dgnl.hcmue.edu.vn

1.8. Chính sách ưu tiên (xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển)

1.8.1. Nguyên tắc xét tuyển

Xét tuyển vào ngành đúng, ngành phù hợp trước, sau đó xét tuyển vào ngành gần. Khi đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế thí sinh được quyền đăng kí nhiều ngành khác nhau (theo thứ tự ưu tiên), mỗi thí sinh trúng tuyển một nguyện vọng sẽ không được xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo. Xét theo thứ tự giải (hoặc điểm trung bình 3 năm học THPT) từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu và ưu tiên từ nguyện vọng 1 cho đến hết. Trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu tuyển thẳng sẽ xét đến tiêu chí phụ (trước tiên là xét điểm tốt nghiệp, nếu vẫn đồng hạng thì tiếp tục xét điểm trung bình năm học lớp 12,...). Tổng chỉ tiêu xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển nằm trong chỉ tiêu được công bố trong Đề án tuyển sinh của
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế (xem mục 1.4).

1.8.2. Xét tuyển thẳng

a) Đối tượng xét tuyển

Thí sinh được xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình đào tạo đại học của Trường. Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế xem xét nguyện vọng cụ thể và hồ sơ của từng thí sinh thuộc trường hợp này để quyết định xét tuyển.

- Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quả 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng. Thí sinh được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT vào các ngành đào tạo phù hợp với môn thi, nội dung đề tài.

- Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa,
nhạc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng. Thí sinh được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc tốt nghiệp trung cấp) vào ngành Sư phạm Âm nhạc.

- Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng. Thí sinh được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc tốt nghiệp trung cấp) vào ngành Sư phạm Công nghệ.

b) Các ngành xét tuyển thẳng (xem Phụ lục 2)

c) Đăng ký xét tuyển thẳng

Thí sinh đăng kí xét tuyển thẳng phải nộp hồ sơ tại sở Giáo dục và Đào tạo hoặc
Ban Đào tạo và Công tác Sinh viên, Đại học Huế, 01 Điện Biên Phủ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đúng thời hạn quy định. Hồ sơ đăng kí gồm:

- Phiếu đăng kí xét tuyển thẳng;

- Ít nhất một trong các bản photocopy sau: Giấy chứng nhận giải quốc gia, quốc tế; Giấy chứng nhận giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia; giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác theo quy định của Bộ GDĐT.

- Chứng chỉ ngoại ngữ (Tiếng Anh) đối với các ngành đào tạo tổ chức dạy và học
bằng tiếng Anh (nếu có).

- Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email của
thí sinh, hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6.

Sau khi có thông báo trúng tuyển của Đại học Huế, thí sinh phải nộp bản chính
giấy chứng nhận đoạt giải để xác nhận nhập học trong thời gian quy định (tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh).

Hội đồng Tuyển sinh Đại học Huế sẽ xét và công bố kết quả trúng tuyển tại website: https://tuyensinh.hueuni.edu.vn và https://tuyensinh.dhsphue.edu.vn

1.8.3. Ưu tiên xét tuyển

Ưu tiên xét tuyển (trong năm tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp) thực
hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

- Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển: Đối với thí
sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế và đã tốt nghiệp trung học, nếu có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non, hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào học.

- Thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; thí sinh
đoạt giải Tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dự tuyển vào ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quả 3 năm tính tới thời điểm đăng ký xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 đạt loại giỏi trở lên, có hạnh kiểm lớp 12 đạt loại khá trở lên được ưu tiên xét tuyển.

- Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi ca, múa, nhạc chuyên nghiệp
chính thức toàn quốc dự tuyển vào ngành Sư phạm Âm nhạc, thời gian đoạt giải không quả 4 năm tính tới thời điểm đăng ký xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 đạt loại khá trở lên, có hạnh kiểm lớp 12 đạt loại khá trở lên được ưu tiên xét tuyển.

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi
tay nghề quốc tế dự tuyển vào ngành Sư phạm Công nghệ, thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng, được ưu tiên xét tuyển.

1.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển

Lệ phí dự thi đánh giá năng lực các môn thi năng khiếu các ngành Giáo dục Mầm non, Sư phạm Âm nhạc là 320.000đ/hồ sơ.

1.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm

- Sinh viên thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên được đào tạo bằng Tiếng Việt:
Học phí thực hiện theo quy định hiện hành.

- Sinh viên thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên được đào tạo bằng Tiếng Anh:
Học phí thực hiện theo quy định hiện hành. Ngoài ra, Trường thu 50% mức học phí tín chỉ đối với những học phần giảng dạy bằng tiếng Anh.

- Sinh viên không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Nộp học phí theo quy định hiện hành.

- Sinh viên đạt kết quả học tập tốt sẽ được xét cấp học bổng của Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân.

Lộ trình tăng học phí thực hiện theo quy định hiện hành.

1.11. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm

- Xét tuyển đợt 1: Theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT và của Đại học Huế.

- Xét các đợt bổ sung: Dự kiến tháng 9/2023 (theo kế hoạch chung của Đại học Huế)

1.12. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)

- Những ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển, điểm trúng tuyển của các tổ hợp được xét bình đẳng như nhau. Điểm xét tuyển theo thang điểm 30.

- Các ngành đào tạo giáo viên không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói
ngọng, nói lắp, khiếm thính, khiếm thị.

- Chỉ tiêu xét tuyển được phân chia theo từng phương thức tuyển sinh, dựa trên thí sinh đăng ký xét tuyển của từng phương thức, Nhà trường sẽ điều tình hình thực tế chuyển chỉ tiêu trong tổng số chỉ tiêu được Bộ GDĐT và Đại học Huế giao.

1.13. Thông tin triển khai đào tạo ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Du lịch/ Công nghệ thông tin trình độ đại học (xác định rõ theo từng giai đoạn với thời gian xác định cụ thể)

1.13.1. Tên doanh nghiệp, các nội dung hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đối tác, trách nhiệm của mỗi bên; trách nhiệm đảm bảo việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

a. Trường Đại học Sư phạm hợp tác với các sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp

+ Công ty TMA Solutions

+ Hệ thống giáo dục Chu Văn An

+ Hệ thống giáo dục Trí - Nhân - Tâm

+ Hệ thống giáo dục FPT School

+ Hệ thống giáo dục Sky-Line

+ Hệ thống giáo dục Đức Trí

+Công ty Adt Technology SNST Việt Nam

+ Trung tâm ứng dụng Hoàng Đức

+ Trung Tâm Ứng Dụng Khoa Học Tâm Lý Giáo Dục-Âm Ngữ Trị Liệu An Bình

+ Bệnh viện Trung ương Huế

+ Trung tâm Tâm lý học Sông phố

+ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình

+ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị

+ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam

+ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận

+ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum

b. Nội dung hợp tác

Trường Đại học Sư phạm xác định việc hợp tác giữa Trường và các sở GD&ĐT, các hệ thống giáo dục (gọi chung là cơ sở giáo dục), các doanh nghiệp trong đào tạo là một điều kiện cơ bản trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình đào tạo các ngành học. Các đơn vị cùng tham gia vào tất cả các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Trường, bao gồm: xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; giảng dạy; hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả đào tạo; sử dụng sản phẩm đào tạo; hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ..., cụ thể:

+ Tư vấn cho Trường xây dựng và ban hành chương trình đào tạo phù hợp;

+ Phối hợp tổ chức đào tạo, hướng dẫn sinh viên thực tập tại các cơ sở giáo dục,
doanh nghiệp các nội dung về định hướng ngành nghề, các chủ đề gắn với thực tiễn, các nội dung về thực hành, kỹ năng nghề,..

Ngoài các hoạt động trên, các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp có thể đóng góp vào quá trình đào tạo sinh viên thông qua các hoạt động như: đóng góp quỹ khuyến học, tham gia các hoạt động của nhóm các doanh nghiệp/ tổ chức hợp tác với Trường, cùng với Nhà trường đánh giá quá trình thực hành nghề nghiệp của sinh viên ...;

+ Tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực – sinh viên tốt nghiệp của Trường;

+ Hợp tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu

+Tổ chức các hội thảo giới thiệu về công việc, quy trình, văn hóa của doanh nghiệp và tư vấn tuyển dụng, tư vấn nghề nghiệp dành cho sinh viên, học viên.

+ Tổ chức các buổi tham quan, tìm hiểu môi trường là việc thực tế dành cho sinh viên/học viên và tạo điều kiện cho sinh viên/học viên thực tập và làm việc.

+ Hợp tác trao đổi về đào tạo và nghiên cứu công nghệ; phối hợp đưa các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, công nghệ mới mà các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp đang phát triển vào chương trình học.

+ Tạo điều kiện cho các giảng viên Trường và cán bộ của các cơ sở giáo dục,
doanh nghiệp tham gia trao đổi và nghiên cứu khoa học công nghệ qua các hội thảo và các dự án nghiên cứu.

c. Trách nhiệm của mỗi bên

(1) Trách nhiệm của Trường Đại học Sư phạm

+ Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo;

+ Ký thỏa thuận hợp tác, ký hợp đồng thực hiện đào tạo;

+ Tham gia quản lý sinh viên trong thời gian sinh viên học tập tại doanh nghiệp

+ Thanh toán chi phí đào tạo cho doanh nghiệp (nếu có) và thực hiện các nội dung hợp tác theo đúng thỏa thuận hợp tác;

+ Hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng nguồn nhân lực thông qua hoạt động truyền
thông, thông tin đến sinh viên hoặc giới thiệu sinh viên đến thực tập, làm việc tại doanh nghiệp,...

(2) Trách nhiệm của các đơn vị đối tác

+ Tạo môi trường học tập, thực hành thuận lợi nhất cho sinh viên;

+ Quản lý và đánh giá sinh viên trong quá trình đào tạo/học tập tại các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;

+ Thực hiện các nội dung hợp tác theo đúng cam kết.

1.13.2. Các thông tin khác triển khai áp dụng cơ chế ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực Du lịch/Công nghệ thông tin trình độ đại học (không trái quy định hiện hành)

1.14. Tài chính

1.14.1. Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của Trường: 107.900.000.000đồng

1.14.2. Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh:

Tổng chi phí đào tạo đại học chính quy trung bình 1 sinh viên/năm của năm 2022 là 17.000.000 đồng/năm/1 sinh viên.

1. Đối tượng tuyển sinh

Theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (viết tắt là Bộ GDĐT) và Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy của Đại học Huế ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-ĐHH ngày 23/02/2023 của Giám đốc Đại học Huế.

2.  Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

3.  Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

TT

Mã PT

Tên phương thức xét tuyển (PT)

1

200

PT1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp Trung học phổ thông (học bạ).

2

100

PT2: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TN THPT) năm 2024.

3

405, 406

PT3: Xét tuyển dựa vào điểm học bạ hoặc dựa vào điểm thi TN THPT năm 2024 kết hợp với điểm đánh giá năng lực các môn năng khiếu (đối với các ngành đào tạo có tổ hợp môn xét tuyển kết hợp giữa điểm và hóa và điểm thi năng khiếu).

4

301

PT4: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

5

303

PT5: Xét tuyển theo phương thức riêng của Đại học Huế.

6

404

PT6: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh

Điểm thi THPT

Phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

a)   Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên

-  Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT tối thiểu bằng điểm trung bình cộng tổ hợp các bài thi/môn thi theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.

-  Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm thi của các môn đó trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

-  Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT.

-  Xếp loại hạnh kiểm của thí sinh lớp 12 (theo học bạ) đạt từ loại khá trở lên.

b)   Đối với các ngành còn lại (Hệ thống thông tinTâm lý học giáo dục)

Công bố điểm xét tuyển sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điểm học bạ

Phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ)

Nhà trường sử dụng kết quả học tập của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 để xét tuyển với điều kiện: điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung của môn học đó (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Cách tính điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển (gọi là Điểm M) được tính theo công thức như sau:

Điểm M = (ĐTBMHK1L11 + ĐTBMHK2L11 + ĐTBMHK1L12)/3

Trong đó:      

- ĐTBMHK1L11: Điểm trung bình môn học kỳ 1 lớp 11;

-  ĐTBMHK2L11: Điểm trung bình môn học kỳ 2 lớp 11;

-  ĐTBMHK1L12: Điểm trung bình môn học kỳ 1 lớp 12.

a)  Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (thuộc Lĩnh vực Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên)

-   Xét tuyển trình độ đại học dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT: thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lênxếp loại hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) từ loại khá trở lên.

-   Điều kiện xét tuyển vào các ngành đào tạo bằng tiếng Anh: Người học phải có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt mức tối thiểu: Học kì 1 lớp 12 môn Tiếng Anh đạt 6,5 điểm trở lên; hoặc bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam; hoặc các chứng chỉ tương đương (A2, IELTS: 3.5, TOEIC: 400, TOEFL ITP: 400, TOEFL CBT: 96,

TOEFL IBT: 40, Cambridge Test: 45-64 PET hoặc 70-89 KET).

-  Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

b)   Đối với các ngành còn lại (Hệ thống thông tinTâm lý học giáo dục)

Tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đạt từ 18.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

Xét tuyển kết hợp

Xét tuyển dựa vào điểm học bạ hoặc dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 kết hợp với điểm đánh giá năng lực các môn năng khiếu

a)   Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 kết hợp với kết quả thi các môn năng khiếu

-  Điểm môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

-  Điểm môn văn hóa phải thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GDĐT.

b)  Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm học bạ kết hợp với kết quả thi tuyển năng khiếu

-   Điểm môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung môn học đó của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Cách tính điểm môn văn hóa theo công thức Điểm M được nêu ở PT1.

-  Đối với ngành Giáo dục Mầm non: Điều kiện xét tuyển dựa vào điểm học bạ là học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

-   Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Điều kiện xét tuyển dựa vào điểm học bạ là học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

-   Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (gồm môn văn hoá và hai môn năng khiếu) cộng điểm ưu tiên (nếu có) phải ≥ 19,5.

c)   Thí sinh ngành Sư phạm Âm nhạc có điểm thi các môn năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển không phải áp dụng ngưỡng đầu vào.

Ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành

a)   Tuyển thẳng

Thí sinh được xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

b)   Ưu tiên xét tuyển

Ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

Xét tuyển theo phương thức riêng của Trường

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ưu tiên xét tuyển vào các ngành phù hợp đối với thí sinh thỏa mãn một trong các tiêu chí sau (số lượng trúng tuyển lấy theo thứ tự từ i) đến vii), xếp hạng giải từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng, vượt quá chỉ tiêu sẽ xét đến điểm tốt nghiệp THPT, điểm trung bình năm học lớp 12):

i)  Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì hoặc Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, đã tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 đạt loại giỏi trở lên được ưu tiên xét tuyển vào các ngành phù hợp (môn đoạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển của ngành đăng kí xét tuyển).

ii)   Thí sinh đoạt một trong các giải Vàng, Bạc, Đồng (hoặc các giải thưởng tương đương) trong các cuộc thi âm nhạc/mỹ thuật cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 đạt từ loại giỏi trở lên được ưu tiên xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non.

iii)  Thí sinh đoạt một trong các giải Vàng, Bạc, Đồng (hoặc các giải thưởng tương đương) trong các cuộc thi âm nhạc cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên, đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 đạt từ loại khá trở lên được ưu tiên xét tuyển vào ngành Sư phạm Âm nhạc.

iv)  Học sinh trường THPT chuyên có học lực lớp 12 đạt loại giỏi được ưu tiên xét tuyển vào ngành phù hợp với môn chuyên trong chương trình học THPT.

v)   Học sinh THPT đạt xếp loại giỏi ba năm liên tục (các lớp 10, 11 và 12).

vi)   Ưu tiên xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (còn thời hạn công nhận tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP ≥ 500 và có môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển điểm thi THPT 2024 thì: điều kiện xét tuyển của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên là tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định. Đối với các ngành còn lại, điều kiện xét tuyển là tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0.

vii)   Ưu tiên xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm học bạ: Nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (còn thời hạn công nhận tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP ≥ 500 và có môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển kết quả học tập THPT thì điều kiện xét tuyển của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên là: Học lực năm lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên; hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) xếp loại khá trở lên và tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0; Đối với các ngành còn lại: tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0.

Điểm thi ĐGNL QG HCM

Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy của Trường với điều kiện:

a)   Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên: thí sinh đạt xếp loại hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) từ loại khá trở lên.

-  Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 19,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Đối với ngành Giáo dục Mầm non, ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa + 1/3 điểm ưu tiên≥ 6,33 điểm.

-   Riêng đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 18,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa +1/3 điểm ưu tiên≥ 6,0 điểm.

b)  Đối với các nhóm ngành còn lai: tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 15.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

Điểm thi ĐGNL ĐH Sư phạm HN

Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ được đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy của Trường với điều kiện:

a)   Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên: thí sinh đạt xếp loại hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) từ loại khá trở lên.

-  Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 19,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Đối với ngành Giáo dục Mầm non, ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa + 1/3 điểm ưu tiên≥ 6,33 điểm.

-   Riêng đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 18,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa +1/3 điểm ưu tiên≥ 6,0 điểm.

b)  Đối với các nhóm ngành còn lai: tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 15.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

Điểm thi ĐGNL ĐH Sư phạm TPHCM

Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy của Trường với điều kiện:

a)   Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên: thí sinh đạt xếp loại hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) từ loại khá trở lên.

-  Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 19,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Đối với ngành Giáo dục Mầm non, ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa + 1/3 điểm ưu tiên≥ 6,33 điểm.

-   Riêng đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 18,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa +1/3 điểm ưu tiên≥ 6,0 điểm.

b)  Đối với các nhóm ngành còn lai: tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 15.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm

- Sinh viên thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên được đào tạo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (đối với các môn chuyên ngành): Học phí thực hiện theo quy định hiện hành.

- Sinh viên không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Nộp học phí theo quy định hiện hành.

  • Sinh viên đạt kết quả học tập tốt sẽ được xét cấp học bổng của Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân.
  • - Lộ trình tăng học phí thực hiện theo quy định hiện hành.
Xem thêm điểm chuẩn Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế