Điểm thi Tuyển sinh 247

Đề án tuyển sinh Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội 2024

Đề án tuyển sinh Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-SIS) năm 2024

Năm 2024, trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - ĐHQGHN tuyển sinh 950 chỉ tiêu dựa trên 4 phương thức xét tuyển như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Phương thức 2: Xét tuyển thẳng, Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng, Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQGHN

Phương thức 4: Xét tuyển kết quả bài thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức

Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp

+ Kết hợp ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh, Pháp, Trung với (kết quả học tập THPT của 2 môn trong tổ hợp xét tuyển) và (phỏng vấn)

+ Kết hợp ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh, Pháp, Trung với điểm thi THPT năm 2024 với 2 môn trong tổ hợp xét tuyển.

+ Xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi năng khiếu với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển.

+ Xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi năng khiếu với kết quả thi học tập THPT của 2 môn trong tổ hợp xét tuyển và kết quả phỏng vấn.

Phương thức 6: Xét tuyển theo các phương thức khác

Phương thức xét tuyển năm 2024

1
Điểm thi THPT

Đối tượng

Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:

a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

Đối tượng dự tuyển quy định nêu trên phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đạt ngưỡng đầu vào về chuyên môn, ngoại ngữ và các năng lực khác (nếu có);

b) Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;

c) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

Đối với một chương trình đào tạo hoặc một nhóm ngành/ngành đào tạo áp dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh: đơn vị đào tạo có thể quy định cụ thể về đối tượng, điều kiện dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh nhưng phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học chính quy của ĐHQGHN.

Đối với người khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, được cấp có thẩm quyền công nhận: đơn vị đào tạo thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Quy chế

Thí sinh xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cần đáp các yêu cầu sau:

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo từng tổ hợp xét tuyển do ĐHQGHN và Trường Khoa học liên ngành & Nghệ thuật quy định theo năm dự tuyển.

- Đã có bằng tốt nghiệp THPT, hoặc hoàn thành tốt nghiệp kỳ thi THPT năm 2024 theo ngưỡng đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có tổng điểm của 03 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 thuộc tổ hợp xét tuyển vào các ngành của Trường và đạt mức điểm trúng tuyển theo quy định xét tuyển.

Nguyên tắc xét tuyển:

-Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường/ngành và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

- Thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký nhưng mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Điểm trúng tuyển xác định theo từng tổ hợp các bài thi/môn thi xét tuyển. Điểm xét tuyển của từng tổ hợp xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 30 (không nhân hệ số) và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có).

Lưu ý: Ở phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT, đối với tổ hợp xét tuyển có môn ngoại ngữ, HĐTS của Trường chỉ sử dụng kết quả điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, không sử dụng kết quả miễn thi môn ngoại ngữ theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm thi THPT

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
2
ƯTXT, XT thẳng

Đối tượng

1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế của Bộ GD&ĐT

Xét tuyển thẳng

(1) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các nhóm ngành/ngành, chương trình do đơn vị đào tạo quy định.

(2) Thí sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi, cuộc thi, giải đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, do Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cử tham gia, được xét tuyển thẳng trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật) vào các ngành phù hợp với môn thi, nội dung đề tài hoặc nghề dự thi, thi đấu, đoạt giải; cụ thể trong các trường hợp sau:

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;

- Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng;

(3) Thủ trưởng đơn vị đào tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):

- Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một ngành do đơn vị đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;

- Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Bắc Bộ;

- Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt hoặc năng lực ngoại ngữ đáp ứng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN

- Thí sinh là người Việt Nam đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương ở nước ngoài có kết quả học tập 3 môn học bậc THPT theo tổ hợp môn xét tuyển tương ứng của ngành để học kết hợp với kiểm tra kiến thức chuyên môn và năng lực Tiếng Việt hoặc năng lực ngoại ngữ (tùy theo yêu cầu của ngành học để xét tuyển) đáp ứng quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN.

 Ưu tiên xét tuyển

(1) Thí sinh quy định tại khoản 1, 2 Điều này dự tuyển vào các ngành theo nguyện vọng (không dùng quyền ưu tiên tuyển thẳng);

(2) Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dự tuyển vào ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển;

(3) Thí sinh đoạt huy chương vàng, bạc, đồng các giải thể dục thể thao cấp quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Tổng cục Thể dục thể thao có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia dự tuyển vào các ngành thể dục thể thao phù hợp; thời gian đoạt giải không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển;

(4) Thí sinh đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc, mỹ thuật dự tuyển vào các ngành nghệ thuật phù hợp; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển;

(5) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế dự tuyển vào các ngành phù hợp với nghề đã đoạt giải; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển.

(6) Ưu tiên xét tuyển thí sinh khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, có nguyện vọng và cam kết sau khi tốt nghiệp về làm việc tại địa phương, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ được Uỷ ban nhân dân tỉnh cử đi học theo Đề án thu hút học sinh Nam Trung Bộ và Nam Bộ tại ĐHQGHN đạt ngưỡng đầu vào, yêu cầu của ngành/chương trình đào tạo và Đề án được phê duyệt.

2. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù của ĐHQGHN

Xét tuyển thẳng

(1) Học sinh THPT tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; trong đội tuyển quốc gia dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; đoạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào bậc đại học của ĐHQGHN theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.

(2) Học sinh THPT trên toàn quốc: Được xem xét tuyển thẳng vào các ngành Khoa học cơ bản, ngành phù hợp của ĐHQGHN phù hợp với môn thi nếu tốt nghiệp THPT, có học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN;

b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển hoặc môn đạt giải phù hợp với ngành đào tạo và điểm trung bình chung học tập bậc THPT đạt từ 8,5 trở lên.

(Học sinh THPT đạt tiêu chí nêu trên trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả khi ưu tiên xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN)

(3) Ngoài mục 1, 2 học sinh THPT hệ chuyên thuộc ĐHQGHN và hệ chuyên của các trường THPT Chuyên cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương còn được xét tuyển thẳng vào bậc đại học tại ĐHQGHN theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải nếu tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải chính thức trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

b) Đạt giải chính thức trong các kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN;

c) Đạt giải chính thức trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN (Học sinh đạt 1 trong các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c nêu trên trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả khi xét tuyển thẳng vào bậc đại học tại ĐHQGHN)

Ưu tiên xét tuyển

(1) Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển nếu đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/nhóm ngành/CTĐT trong năm tuyển sinh.

(2) Học sinh THPT trên toàn quốc được ưu tiên xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN nếu tốt nghiệp THPT, có lực học Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN;

b) Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hằng năm và có điểm trung bình chung học tập bậc THPT đạt từ 8.5 trở lên;

c) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển hoặc môn đạt giải phù hợp với ngành đào tạo và điểm trung bình chung học tập bậc THPT đạt từ 8,5 trở lên.

(3) Học sinh hệ không chuyên của các Trường THPT thuộc ĐHQGHN được ưu tiên xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT, có học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

a) Đạt giải chính thức trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

b) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;

c) Có kết quả thi ĐGNL học sinh THPT còn thời hạn do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 90 điểm (thang điểm 150);

Lưu ý: Các thí sinh diện ưu tiên xét tuyển phải có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/nhóm ngành/CTĐT trong năm tuyển sinh (mức điểm xét tuyển cụ thể và các tiêu chí phụ do đơn vị quy định).

Quy chế

Nguyên tắc xét tuyển:

1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế của Bộ GD&ĐT

Trong trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyến thẳng và ưu tiên xét tuyển vào một ngành/CTĐT vượt quá số chỉ tiêu quy định, HĐTS sẽ xét trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp các tiêu chí sau: (1) thành tích trong các kỳ thi Olympic hoặc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; (2) thành tích kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc cuộc thi Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật quốc gia; (3) điểm trung bình chung 03 năm học bậc THPT.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 03 nguyện vọng vào các ngành/chuyên ngành học của Trường (riêng ngành Thiết kế sáng tạo, thí sinh chỉ được đăng ký tối đa 02 chuyên ngành/ hồ sơ) và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

2. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù của ĐHQGHN

- Trong trường hợp số thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào một ngành/CTĐT vượt quá số chỉ tiêu quy định, HĐTS sẽ xét trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp các tiêu chí sau: (1) thành tích trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế; (2) thành tích kỳ thi Olympic hoặc chọn học sinh giỏi bậc THPT của ĐHQGHN; (3) điểm trung bình chung 03 năm bậc THPT.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức ƯTXT, XT thẳng

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
3
Điểm xét tuyển kết hợp

Quy chế

1. Xét tuyển kết hợp (chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh, Pháp, Trung) với (điểm thi THPT năm 2024 của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển)

2. Xét tuyển kết hợp (chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh, Pháp, Trung) với (kết quả học tập THPT của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển) và (phỏng vấn)

3. Xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi năng khiếu với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển

4. Xét tuyển kết hợp giữa kết quả thi năng khiếu với kết quả học tập THPT của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển và kết quả phỏng vấn

Thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi năng khiếu với kết quả học tập bậc THPT và phỏng vấn cần đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng như sau:

Điểm trung bình chung học tập bậc THPT của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn) đạt từ 7,0 trở lên và bắt buộc phải có kết quả phỏng vấn của Hội đồng tuyển sinh.

Nguyên tắc xét tuyển:

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 03 nguyện vọng vào các ngành/ chuyên ngành học của Trường (riêng ngành Thiết kế sáng tạo, thí sinh chỉ được đăng ký tối đa 02 chuyên ngành/ hồ sơ) và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

- Thí sinh bắt buộc phải có kết quả thi của một trong 3 kỳ thi Năng khiếu do Trường tổ chức: Năng khiếu mỹ thuật (ngành Thiết kế sáng tạo); Năng khiếu nghệ thuật (chuyên ngành Kiến trúc và thiết kế cảnh quan); Năng khiếu nghệ thuật thị giác (Ngành Nghệ thuật thị giác).

- Xét tuyển theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Trường hợp các thí sinh ở cuối chỉ tiêu bằng điểm nhau sẽ xét tiếp các điều kiện bổ sung theo thứ tự ưu tiên là: điểm thi năng khiếu, điểm học tập bậc THPT, điểm phỏng vấn.

Yêu cầu chung cho các loại chứng chỉ quốc tế sử dụng để xét tuyển là phải còn hạn 02 năm tính từ ngày dự thi đến ngày đăng ký xét tuyển.

Thí sinh xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế của 01 trong 03 ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung: cần đảm bảo đúng loại chứng chỉ và ngưỡng đầu vào được quy định theo Quy chế tuyển sinh của ĐHQGHN.

- Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được sử dụng xét kết hợp với 1 trong 2 điều kiện sau:

(1) Với điểm 02 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn) trong kỳ thi THPT năm 2024 đạt tối thiểu là 14 điểm;

(2) Với điểm trung bình chung học tập bậc THPT của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn) đạt từ 8,0 trở lên, điểm từng học kỳ của 2 môn đó phải đạt từ 7,0 trở lên và đạt yêu cầu trong kỳ thi phỏng vấn của Hội đồng tuyển sinh.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm xét tuyển kết hợp

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data
4
Điểm ĐGNL HN

Quy chế

+ Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các thí sinh ĐKXT sử dụng điểm bài thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức phải đạt tối thiểu 80/150 điểm.

+ Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển kết quả thi ĐGNL theo nguyên tắc tính điểm từ cao xuống thấp và ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất) đến hết chỉ tiêu phân bổ theo từng ngành.

+ Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là  10 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 5 điểm; Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 3,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 2,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 1,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên.

Danh sách ngành đào tạo theo phương thức Điểm ĐGNL HN

Mã ngànhTên ngànhTổ hợpĐiểm chuẩn 2024
Simple Empty
No data

Danh sách ngành đào tạo

Tên ngànhHọc phíChỉ tiêuPhương thức xét tuyểnTổ hợpĐiểm chuẩn 2024Ghi chú
Simple Empty
No data

Điểm chuẩn

Xem điểm chuẩn các năm của trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - ĐHQGHN các năm Tại đây

Học phí

Xem điểm chuẩn của trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật các năm Tại đây

File PDF đề án

Giới thiệu trường

Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview
  • Tên trường: Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Tên viết tắt: VNU-SIS
  • Tên Tiếng Anh: VNU School of Interdisciplinary Sciences and Arts – VNU-SIS
  • Mã trường: QHK
  • Địa chỉ: Nhà G7, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Website: https://sis.vnu.edu.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinhvnusis

Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (sau đây gọi tắt là Trường, viết tắt là Trường KHLNNT) là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), được chuyển đổi mô hình, cơ cấu tổ chức từ Khoa Các khoa học liên ngành thành Trường KHLNNT theo Quyết định số 333/QĐ-ĐHQGHN ngày 29/01/2024 của Giám đốc ĐHQGHN. Nhiệm vụ trọng tâm của Trường là thực hiện những chương trình đào tạo đại học, sau đại học mới, có tính liên
ngành, liên lĩnh vực; Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học với đặc thù liên ngành phục vụ đào tạo đại học, sau đại học; Thực hiện các hoạt động phục vụ, dịch vụ trong phạm vi lĩnh vực chuyên môn phù hợp. Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật có chức năng, nhiệm vụ chính là đơn vị đầu mối phát triển và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo mới, có tính liên ngành, liên lĩnh vực, sáng tạo và nghệ thuật hướng tới các chương trình có tính khoa học và ứng dụng thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội. Định hướng đến năm 2030, Trường sẽ trở thành Trường đại học uy tín, có tính hội nhập cao trong đào tạo và nghiên cứu khoa học liên ngành, sáng tạo, nghệ thuật. Các lĩnh vực trọng điểm mà Trường triển khai gồm: Di sản học, Công nghiệp văn hóa và sáng tạo, Đô thị và kiến trúc bền vững, Quản trị kinh doanh và kinh tế sáng tạo, Biến đổi khí hậu và khoa học bền vững.